Tiết lộ cuộc gặp của Lê Công Tuấn Anh với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Google News

Ngay lúc đầu gặp, Trịnh Công Sơn đã nhận xét về Lê Công Tuấn Anh mà sau này anh mất, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần nhớ lại không khỏi "gai người".

Long đong "Em còn nhớ hay em đã quên"
Trong cuộc đời làm phim kéo dài nhiều thập kỷ, NSND Nguyễn Hữu Phần không chỉ để lại một gia tài phim cả điện ảnh lẫn truyền hình mà còn là chứng nhân cho nhiều cái "lần đầu tiên".
Những năm đầu khi đến với nghề, ông đầu quân cho Hãng phim truyện Việt Nam. Về hãng từ năm 1983 mà đến 1990 hãng mới giao cho làm phim đầu tiên. Trong khoảng thời gian chờ được làm phim, không muốn ngồi yên nên ông cùng những người bạn là Phi Tiến Sơn, Lưu Trọng Ninh, Hoàng Nhuận Cầm lập ra nhóm Trung tâm điện ảnh trẻ trực thuộc Hội điện ảnh, là lực lượng "đối đầu" với cây đa cây đề, trong đó có việc, không dùng tiền nhà nước mà huy động tiền cộng đồng để làm và tự phát hành.
Tiet lo cuoc gap cua Le Cong Tuan Anh voi nhac si Trinh Cong Son
 
Lúc đó ở VN bắt đầu có phim video và nhóm của ông là một trong những người đầu tiên có phim theo hình thức mới mẻ này. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh có phim Hãy tha thứ cho em (Phim nhựa); Hoàng Nhuận Cầm có phim hài Người giàu cũng khóc và NSND Nguyễn Hữu Phần có phim Em còn nhớ hay em đã quên – lấy cảm hứng từ 11 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Là phim video đầu tiên nên số phận của "Em còn nhớ hay em đã quên" không hề nhẹ nhàng du dương như ca từ của bài hát.
Vốn là một thầy giáo dạy văn trước khi trở thành đạo diễn nên với phim này, ngoài vai trò đạo diễn với Phi Tiến Sơn, ông đồng thời kiêm luôn vai trò kịch bản.
Nhớ lại cơ duyên lần đầu làm phim video, ông kể: "Tôi có ý tưởng viết kịch bản 'Em còn nhớ hay em đã quên' nhân một lần đọc bài báo của Khánh Ly nói về Trịnh Công Sơn vào những năm 1980, viết cho ấn phẩm Những người yêu Huế. Năm 1990 tôi đưa kịch bản cho Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam để xin dựng phim thì bị từ chối. Lý do được cho là 'nội dung phim mơ hồ, khó dựng', mà đúng là phim đó khó hình dung thật. Phim truyện - ca nhạc, một đề tài ở Việt Nam chưa có nhiều người khai thác lúc bấy giờ".
Tình thế buộc đạo diễn Nguyễn Hữu Phần trở thành nhà sản xuất độc lập, huy động vốn từ xã hội hoá.
Tiet lo cuoc gap cua Le Cong Tuan Anh voi nhac si Trinh Cong Son-Hinh-2
Lê Công Tuấn Anh trong vai nhạc sĩ Quang Sơn - phim Em còn nhớ hay em đã quên.
 Năm 1990 Lê Công Tuấn Anh ra Huế quay "Em còn nhớ hay em đã quên" theo lời mời của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Anh vào vai nhạc sĩ Quang Sơn. Đây là phim đầu tiên anh làm với đạo diễn. Lúc đó, anh đang khá nổi tiếng với phim "Vị đắng tình yêu" nên những tưởng mời được sẽ không dễ, hoặc catse sẽ khó mà gật đầu được. Ông kể: "Tôi gọi cho Lê Công Tuấn Anh nói phim 'Em còn nhớ hay em đã quên' là phim huy động vốn nên chú không có nhiều tiền đâu. Chú chỉ trả được 5 triệu thôi. Lúc ấy, ngôi sao cỡ Lê Công là khoảng 30 triệu/phim, quy ra tiền bây giờ là khoảng 300 triệu. Cậu ấy bảo, 'cháu thế nào cũng được'. Lúc làm việc rồi, hiểu thêm về con người của cậu ấy càng khiến tôi yêu mến hơn".
Trước khi quay, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần vào Huế gặp Trịnh Công Sơn để xin phép dùng các ca khúc của ông. Tôi đã nhận được cái gật đầu vui vẻ của anh. Khi phim hoàn thành, Trịnh Công Sơn đang đau buồn vì mẹ mới mất nên không muốn làm gì cả, nhất lại là với phim về mình. Anh xem trong im lặng, không tiếp rượu như mọi khi. Đến 1/3 phim thì bảo, "ông dừng máy lại đi, mình gọi mấy người bạn tới cùng xem". Sau đó có Nguyễn Sáng, Trịnh Cung… đến và anh đề nghị tua lại từ đầu", đạo diễn nhớ lại.
Tiet lo cuoc gap cua Le Cong Tuan Anh voi nhac si Trinh Cong Son-Hinh-3
Ngay từ lần gặp đầu tiên, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy Lê Công Tuấn Anh là người rất cô đơn.
Có một chi tiết mà sau này ngẫm lại không khỏi khiến NSND Nguyễn Hữu Phần "gai người". Ông kể: "Đó là lần tôi dẫn Lê Công Tuấn Anh vào gặp Trịnh Công Sơn để cậu ấy có thêm chất liệu diễn xuất. Ngay lúc đầu gặp, Trịnh Công Sơn đã nhận xét rằng Lê Công là một người vô cùng nghệ sĩ nhưng cũng rất cô đơn. Sau này có điều kiện gần gũi và hiểu về Lê Công, tôi càng thêm nể phục sự nhận xét bằng trực giác rất đặc biệt của anh. Có lẽ vì Trịnh Công Sơn cũng là người cô đơn".
Dù phim chỉ là "lấy cảm hứng" nhưng đó không phải là lý do lớn nhất để đạo diễn Nguyễn Hữu Phần không làm về cuộc đời nhạc sĩ như vốn có, cũng không sử dụng tên thật nhân vật.
Ông cho biết: "Ngay từ đầu tôi đã xác định không làm phim về Trịnh Công Sơn với những chi tiết có thật trong cuộc đời anh. Làm phim về ai đó, cái quan trọng và khó nhất là phản ánh được hồn cốt của nhân vật, chứ không phải tìm những gì có trong cuộc đời họ để kể. Khi phim 'Em và Trịnh' công chiếu, nhiều phóng viên phỏng vấn tôi, có báo trích dẫn phần phỏng vấn Trịnh Công Sơn khi đó là 'đây có phải là cuộc đời anh không?' thì anh trả lời: 'Ông Phần bịa ra đấy chứ, nhưng mà giống tôi lắm!'.
Đối với người như Trịnh Công Sơn thì không phải là phản ánh ông ấy đi đứng ra sao, dạy học, chơi nhạc ở đâu mà là thể hiện cái hồn của nhân vật. Ví dụ như khai thác về Hàn Mặc Tử, nếu chỉ nói về nỗi đau của ông thì chẳng khác gì phim tài liệu. Tâm hồn ông ra sao trước nỗi đau ấy mới quan trọng. 'Em và Trịnh' lấy tên Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là nhân vật có thật mà chi tiết lại hư cấu thì người ta kiện là phải rồi. Còn tôi không có Trịnh Công Sơn nào cả, chỉ có nhạc sĩ Quang Sơn và ca sĩ Huyền My thôi".
"Cơn mưa giải thưởng" tại LHP Việt Nam lần thứ 11
Tiet lo cuoc gap cua Le Cong Tuan Anh voi nhac si Trinh Cong Son-Hinh-4
Hình ảnh đẹp của Lê Công Tuấn Anh từng "đốn tim" người hâm mộ thập niên 90.
Tuy nhiên phim ra mắt, vì nhiều lý do tế nhị mà trên pano áp phích quảng cáo chỉ viết là: bộ phim có sử dụng các bài hát Biển nhớ, Diễm xưa, Một cõi đi về… mà không thể ghi "của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn".
Rồi cũng đến khoảnh khắc đạo diễn mong ngóng là phim chính thức ra rạp trong sự đón nhận nhiệt thành của công chúng. Không chỉ vui vì phim được phát hành và đón nhận, ông còn trút bỏ được mối lo vỡ nợ. Không thở phào sao được khi kinh phí làm phim đến 80% là đi vay, giờ trả hết nợ và còn có một chút lãi. Với sản phẩm đầu tay, đó là sự thắng lợi trên cả phương diện nghệ thuật lẫn công chúng.
Nhưng niềm vui chưa dừng lại ở đó. Năm 1992 tại LHP Việt Nam lần thứ 11 diễn ra tại Hải Phòng, "Em còn nhớ hay em đã quên" thu tới 4 giải thưởng quan trọng cho hạng mục Phim video: Giải biên kịch xuất sắc, Giải phim hay nhất, Giải diễn viên và Giải âm nhạc.
Trước phim này, ông cũng chính thức được Hãng phim truyện VN giao làm phim "Chiếc bình tiền kiếp", điều mà ông đã phải chờ đợi mất 7 năm.
Theo Lê Thanh Hà/Giadinh.net