>>> Mời quý độc giả xem video giới thiệu tập 75 Về nhà đi con. Nguồn Youtube/ VTV: |
|
Bộ phim “Về nhà đi con” của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, phát sóng trên giờ vàng VTV1 đang gây bão màn ảnh, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Đây cũng là phim hot nhất hiện nay, có thời lượng quảng cáo “khủng” nhất.
Mới nhất, trong tập 72, phát sóng tối 24/7, bộ phim bị chỉ trích là quảng cáo lố cho ABBank khi lồng ghép hình ảnh, logo của ngân hàng này trong nội dung phim. Cụ thể, khi Huệ có ý định mở quán trà, cô được bạn của Quốc đầu tư. Thực tế số tiền này là của Quốc muốn giúp Huệ nhưng giấu mặt.
Về phía Huệ, cô đến ngân hàng vay thêm tiền để kinh doanh vì muốn có một phần trong quán trà. Tại đây, bạn của ông Quốc đã đưa Huệ đến ABBank đồng thời khéo léo tranh thủ PR cho đơn vị này. Trong gần 1 phút, các cảnh quay trực diện trụ sở, logo của ngân hàng, nhân viên tư vấn cho Huệ. Đồng thời tên gói dịch vụ vay ưu đãi cũng được quay cận cảnh.
|
Hình ảnh PR cho ngân hàng xuất hiện trong tập 72. |
|
Các cảnh quay tập trung vào logo, đội ngũ nhân viên ngân hàng. |
Cùng với các cảnh quay, phần thoại của nhân vật cũng PR cho thương hiệu với những lời có cánh. Việc lồng ghép
quảng cáo quá “phô” trong bộ phim "Về nhà đi con" khiến khán giả khó chịu. Dẫu vậy nhờ sức nóng của bộ phim với những tình tiết xúc động, cũng như diễn biến ngày càng thú vị xoay quanh mối quan hệ tình cảm của cặp Thư – Vũ, khán giả dễ dàng bỏ qua chi tiết quảng cáo lố này.
|
Huệ được nhân viên ngân hàng tư vấn nhiệt tình. |
|
Gói vay ưu đãi cũng được soi cận cảnh. Ảnh cắt clip |
Không chỉ trong tập 72, hình ảnh ngân hàng được cho là sẽ tiếp tục xuất hiện cả trong tập 77. Theo hình ảnh rò rỉ, Vũ đến ngân hàng này vay tiền khi công ty rơi vào tình cảnh khó khăn, nguy cơ phá sản.
Việc quảng cáo cho các sản phẩm, nhãn hàng trong phim là điều khó tránh, được thực hiện khá phổ biến. Đây cũng là cách giúp nhà sản xuất có thêm kinh phí để tái đầu tư phim. Tuy nhiên, việc quảng cáo thế nào cho tinh tế, không trở thành phản cảm là điều đáng bàn. Trước đó, bộ phim "Tình khúc bạch dương" cũng do VFC sản xuất từng bị chỉ trích vì quảng cáo lộ liễu cho một ngân hàng, tập đoàn lớn.
Trở lại với "Về nhà đi con", không chỉ PR cho thương hiệu trong nội dung phim, trước đó, nhiều khán giả than phiền về thời lượng phim ngắn trong khi thời gian quảng cáo quá nhiều. Trung bình mỗi tập phim với tổng thời lượng lên sóng là 30 phút thì có tới 8 phút quảng cáo.
Được biết, giá quảng cáo trong thời gian phát sóng phim “Về nhà đi con” ở mức cao ngất ngưởng. Cụ thể, theo đơn giá quảng cáo của phía Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam, giá quảng cáo cho thời lượng 10 giây là 37,5 triệu đồng, cho thời lượng 15 giây là 45 triệu đồng, thời lượng 30 giây là 75 triệu đồng. Căn cứ vào mức giá này, mỗi tập phim mang về khoảng 1 - 1,5 tỷ đồng tiền quảng cáo cho nhà đài.
|
Bảng giá quảng cáo trong thời gian phát sóng phim "Về nhà đi con". |
Cũng từ mức giá này, có thể thấy, với gần 1 phút quảng cáo cho thương hiệu trong nội dung phim, có lẽ số tiền nhà sản xuất thu được không phải ít.
Hiện tại, bộ phim "Về nhà đi con" đang phát sóng đến tập 75 trong tổng số 80 tập phim. Đây là dự án phim được đánh giá thành công của VFC, sau hàng loạt những bộ phim gây sốt như: Sông chung với mẹ chồng, Người phán xử, Quỳnh búp bê...
Hồng Khoa