Việt Anh cho rằng câu kinh điển trong phim 'Mắt biếc' là... tào lao

Google News

Trái với số đông, diễn viên 'Sinh tử' Việt Anh lại có quan điểm rất riêng, thực tế về câu nói trong phim 'Mắt biếc'.

Một trong những bộ phim Việt có doanh thu khủng nhất nhì khi chiếu rạp gần đây phải kể đến "Mắt biếc". Bộ phim nói về mối tình đầu đầy day dứt của thầy Ngạn với Hà Lan. Một trong những lời thoại đắt giá nhất phim, phải kể đến câu Trà Long đã nói với Hà Lan: "Bà ngoại nói, có hai điều không thể bỏ lỡ trong cuộc sống. Đó là những chuyến xe cuối cùng và những người yêu ta thật lòng".
Viet Anh cho rang cau kinh dien trong phim 'Mat biec' la... tao lao
Câu nói đắt giá trong phim "Mắt biếc": "Có hai điều không thể bỏ lỡ trong cuộc sống. Đó là những chuyến xe cuối cùng và những người yêu ta thật lòng". 
Nhanh chóng, câu nói này đã trở thành trend và được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Khi trên mạng đang lan truyền rầm rầm về câu nói này thì diễn viên Việt Anh lại có quan điểm khác. Anh đưa ra hai lý do chứng minh câu nói này là... tào lao:
Viet Anh cho rang cau kinh dien trong phim 'Mat biec' la... tao lao-Hinh-2
Không biết nguồn gốc chính xác của câu nói nhưng diễn viên Việt Anh cho rằng nó là... tào lao. 
"Thời gian gần đây mọi người cứ râm ran chủ đề, có 2 thứ đời người không được bỏ lỡ đó là chuyến xe hoặc chuyến tàu cuối cùng về nhà và người yêu bạn thật lòng. Không hiểu ai là người rút ra đúc kết này nhưng thật sự với tôi thấy tào lao. Vì sao?
Thứ nhất, không ai dám đảm bảo chuyến xe hay tàu đó sẽ về đến nhà an toàn 100% và biết đâu lỡ xe hay tàu lại là tốt khi tránh được một tai nạn đáng tiếc mà chính bản thân mình đã từng nghĩ việc bỏ lỡ đó là không may.
Thứ 2, làm sao biết được đó là người yêu ta thật lòng và sẽ không thay đổi ở 1 thời điểm nào đó. Tưởng là bỏ lỡ, đau khổ lúc đó lại là may mắn về sau, khi đến 1 ngày hiểu ra hoá ra ngày xưa người ta nhầm, tưởng là yêu thật ra là nhầm nhọt. Thế cho nên chả có cái gì là 2 thứ không được bỏ qua trong cuộc đời nhé tào lao không à!", nam diễn viên viết.
Theo Tường San/Công Lý& Xã hội