Những binh sĩ tình nguyện ở đây theo ý chí của chính mình. Họ khác nhau về tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ giao tiếp và trình độ văn hóa. Có người đã từng ở quân đội, laị có người lần đầu tiên trông thấy vũ khí.
Đây là hậu quả của việc ông Yanukovich bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự nhưng chưa dựng được quân đội nhà nghề.
Ông trẻ
Ông Bacha kỷ niệm sinh nhật thứ 50 của mình ở Shastie (Hạnh phúc) của tỉnh Lugansk ở một trong những căn cứ của tiểu đoàn Aidar. Bữa tối ngày lễ sinh nhật của ông Bacha có món cá bỏ lò nướng và khách không mời là các nhà báo của LB.ua. Bacha theo tiếng Afganistan nghĩa là “nhãi ranh”, bé con. Ông Bacha thực ra ngây thơ, như đưa trẻ. Ông không hiểu làm sao có thể ngồi yên ở nhà nếu có chiến tranh.
|
"Ông trẻ" Bacha cùng các đồng đội. |
Ông Bacha có mái tóc bạc màu tro, khuôn mặt rám nắng gió và đôi mắt sáng và nói một thứ tiếng hỗn tạp Nga– Ukraine có bản sắc riêng. Nếu không có bộ rằn ri trên người và khẩu tiểu liên thì không ai dám bảo đó là quân nhân. Một anh chàng sống ở nhà nghỉ ngoại ô, hay người câu cá, hay ông hàng xóm nhà bên, lái xe buýt, nhưng không phải quân nhân.
Tiểu sử của ông Bacha rất ngắn gọn: đi học, tham chiến ở Afghanistan, đi làm (khi thì ở xây dựng metro, khi thì “nhẹ” hơn– thợ nề), sống gần Kiev, có vợ, con cái và các cháu. “Ông trẻ”. Đã có mặt trong đội tự vệ của lực lượng biểu tình chống chính quyền Yanukovich thứ 33 của Bandershtad (Tên gọi liên hoan âm nhạc nhằm quảng bá sự thống nhất Ukraine, tôn vinh “những anh hùng” đã chiến đấu trong hàng ngũ UPA– Quân đội khởi nghĩa của tổ chức dân tộc Ukraine cực đoan UON từng hợp tác với Hitle do Stepan Bandera cầm đầu). Khi ông Yanukovich bỏ chạy, và những kẻ ưa thích ăn chùa kéo nhau vào trung tâm Kiev thì ông Bacha về nhà.
Ông Bacha từng kỷ niệm sinh nhật thứ 20 trong chiến tranh Afghanistan, từng biết những người trẻ tuổi được cử ra chiến trận như thế nào và điều gì đã xảy ra với họ. Vì vậy lúc 49 tuổi, ông đã tình nguyện huấn luyện những người trẻ tuổi, chia sẻ kinh nghiệm cho họ. Còn vì “để không làm thằng xu nịnh và tay sai, làm người côdắc tự do”. Những lời như vậy ở mít tinh thì có vẻ hơi quá, nhưng tại đây, ở Shastie thì nó như những lời đương nhiên.
Ông Bacha giận dỗi, vì nhiều người lứa tuổi 35– 40 ở khắp nước Ukraine chỉ là những thành viên tích cực ngồi ở nhà. Ông cho rằng đó là lứa tuổi tốt nhất cho một chiến binh. Bởi vì hãy còn sức và đã có kinh nghiệm. Ông không hiểu, vì sao nhiều đàn ông ở Donbass đi khỏi đó hoặc làm như không hề có chiến tranh ở chỗ họ. Ông Bacha bảo, nếu như tất cả những người ở đây sát vai nhau bảo vệ vùng đất của mình thì đã không có cuộc chiến tranh nào cả.
Ông Bacha nói đùa một cách chua chát: “Còn tạm thời những cái không may và những người tóc bạc đi khỏi làng mạc và thành phố”. Trước khi ngừng bắn, đội của ông là đơn vị xung kích– chiếm lại các điểm dân cư bị những người ly khai chiếm giữ. Chỉ sau đó quân đội chính quy mới kéo đến hỗ trợ.
“Có khi chờ suốt ngày, cả tuần. Có khi lại có lệnh rút lui … Còn việc chúng tôi có hai trăm và ba trăm người bị giết và bị thương thì cũng phải có thời gian để suy ngẫm chịu đựng trong thâm tâm chứ”, ông Bacha nói khô khốc và im lặng. Liệu còn nói thêm được gì nữa kia chứ.
Nhân viên đường sắt
Ông Vitiya 54 tuổi– một người đàn ông vạm vỡ với bộ râu bạc và hàng ria hơi vàng vì khói thuốc– nhồi thuốc vào tẩu, nhả từng cuộn khói. Ông tự giới thiệu: “Victor, đơn giản chỉ là Victor. Tôi không có bí danh, dù ở đây người ta gọi tôi là Kẻ lãng mạn, là Nôe (tên con thuyền cứu nạn trong đại hồng thủy theo Kinh thánh)– còn gọi là gì gì nữa không biết”.
|
Nhân viên đường sắt Victor. |
Ông Victor tự giới thiệu đến từ phía Tây Ukraine, có gia đinh và từng là nhân viên đường sắt. Ông cũng từng là nhà hoạt động công đoàn tích cực, từng thành lập công đoàn tự do ở cung đường sắt Lvov.
Ngày 03/12/2013, ông Victor đến Kiev, có mặt ở Maiđan, đầu tiên ở đội tự vệ Afghanistan, dù chưa bao giờ chiến đấu ở Afghanistan. Sau đó chạy sang đội thứ 33 Bandershtat, nơi có rất nhiều người Lvov.
Ông Victor nói: “Tôi đã chống lại ông Yanukovich, bởi vì sống còn khổ hơn nô lệ. Nô lệ còn không phải nghĩ đến chỗ ấm, đến mái che trên đầu. Còn chúng tôi thì phải lo làm sao có tiền trả cho dịch vụ nhà ở, cho con trẻ mang theo gì đến trường”.
Khi chiến tranh bắt đầu ở miền Đông, ông Victor đến ban chỉ huy quân sự địa phương đăng ký. Nhưng do tuổi tác nên ông bị từ chối. Chỉ khi bỏ quy định tuổi thì ông mới lên đường.
Khi Aidar bắt được bốn người ly khai có vũ trang làm tù binh, ông Victor đã nói chuyện cởi mở với họ. Ông Victor đã ở mặt trận mấy tháng, nhưng cho đến nay vẫn không hiểu, vì sao nhiều người dân Donbass đã không ủng hộ Maidan.
Ông Victor chia sẻ: “Tự tôi không nói nhiều, chủ yếu tôi nghe họ kể. Tôi thật sự muốn biết. Hóa ra, họ đã là những người may mắn, vì họ có việc làm ở hầm lò. Họ không phải nghĩ cần gì, phải làm gì để có được công việc bình thường và an toàn, công việc có thể cho phép có thu nhập. Như anh bạn trẻ chui vào hầm lò, và không thể biết được, liệu có còn ra khỏi đó không. Cũng thật kinh khủng … người đã từng ở trong hầm lò này kể cho tôi nghe, anh ta đã ngồi trong những thùng này đi xuống hầm lò như thế nào”.
Ở Lutugino cách tỉnh Lugansk 20 Km về phía Nam, ông Victor đã nói chuyện với thợ mỏ địa phương. Họ đã kể về mỏ cả năm thực ra chỉ khai thác được một xô than. Nhưng qua mỏ đó người ta đã tiêu thụ hàng triệu tấn than thổ phỉ từ những hầm lò. Chỉ có 10 tên phỉ kiểm soát cả mỏ, cả các hầm lò và cả thành phố thợ mỏ. Nhưng những người thợ mỏ, đông hơn rất nhiều, đã không dám đấu tranh.
Ông Victor nói: “Tôi nghĩ, chắc anh biết Karmelyuk (người nông dân Ukraine sống ở thế kỷ XVIII– XIX, từng lãnh đạo khởi nghĩa của 20 nghìn người chống Sa hoàng) chứ? Không biết à. Mà người ta đã có thể chống lại 10 tên đó, bằng chĩa chất rơm, bằng hái cắt cỏ, bằng chai cháy”.
Người Crimea
Ông Beret 46 tuổi, chỉ huy một trong những phân đội của Aidar”bảo vệ nhà máy nhiệt điện Lugansk ở Shastie kể: “Tôi từng là chủ một tạp chí không lớn lắm về du lịch. Suốt mùa hè kiếm tiền bằng quảng cáo, bằng mọi cách khác nữa.
|
Chiến binh đến từ Crimea trong tiểu đoàn Aidar. |
Những chú dân quân Nga đến, bao vây lính thủy đánh bộ Ukraine ở Feodosiya. Tôi hỏi họ liệu có cần giúp đỡ gì không. Họ bảo, đến đây đi, chúng ta sẽ chống cự. Chúng tôi đã làm thất bại 2 cuộc công kích”.
Ông Beret đánh giá không cao những người tích cực ủng hộ Nga: “Trong số họ có cả những người học cùng lớp với tôi, nhưng đó là những người ù lì … Trong đời họ chưa nghĩ ra được điều gì, chưa kiếm được đồng nào. Họ gia nhập những người côdắc. Đó là gương mặt mới của chính quyền Crimea – những người côdắc. Về thu nhập đó là nửa thứ hai của một phần ba dưới cùng. Đó là những người chưa hề tới Nga. Hoặc là đã có lần đến đó, nhưng từ hồi còn trẻ, và không biết rằng đó là quốc gia lạnh lùng khắc nghiệt”.
Hóa ra, ông Beret là người gốc Nga, có người thân ở Sankt– Peterburg. Ông Beret đã chuyển về Crimea từ thời Liên Xô.
Đã xây dựng được việc kinh doanh, nhưng khi người Nga đến, Beret hiểu là việc kinh doanh đã chấm dứt: “Không còn các phương tiện thông tin đại chúng SMI, không có du lịch, hệ thống ngân hàng biến mất. Những người hưởng lương từ ngân sách đã tới, họ là những người bị đưa đến đây và vừa văng tục vừa nói, rằng sẽ chẳng bao giờ còn đến Crimea của các người nữa: hàng ngày trời xếp hàng chờ đợi ở bến phà Kerch, giá cả thì tăng lên đến gấp 3 lần, thà sang Thổ Nhĩ Kỳ nghỉ mát còn hơn”.
Vậy mà người Nga còn tìm hiểu xem ai đã giúp lính thủy đánh bộ Feodosiya. Ông Beret hiểu là sẽ không sống nổi ở Crimea nữa. Ông đã có thể chạy ra nước ngoài, nhưng sau khi thanh toán cho nhân viên thì tiền cũng chẳng còn. Đúng hơn là vẫn còn tiền trong các tài khoản ngân hàng Ukraine, nhưng người ta đã không trả tiền đó cho người Crimea nữa.
Đầu tiên, Beret gia nhập Cận vệ Quốc gia, sau đó chuyển về Aidar, vì Beret bảo, là ở Aidar người ta đánh nhau thật sự.
Ông Beret cười: “Aiđar làm gì ư? Chúng tôi đánh chiếm làng, đuổi quân địch chạy vài cây số, rồi lính mang trang thiết bị đào “hầm lò” đến, đào công sự. Chúng tôi định rút đi, nhưng sĩ quan đến đề nghị: các bác ở lại thêm vài bữa nữa, bằng không binh lính sẽ không chịu ở lại đây mà không có các bác đâu. Ví dụ, đã chiếm lại Vergunka (ngoại ô Lugansk), binh sĩ đã đến, chúng tôi rút về nghỉ ngơi. Thế mà lại thấy các sĩ quan đến, bảo: phải chiếm lại Vergunka. Sao lại chiếm lại Vergunka, chúng tôi chả đã chiếm nó rồi kia mà?! Hóa ra, binh sĩ đã bỏ chạy. Thế là phải chiếm lại lần nữa”.
Những câu chuyện về sự tàn bạo của Aidar làm Beret tức giận: “Toàn chuyện tào lao vớ vẩn. Tôi tham gia mọi hoạt động, chưa bao giờ thấy gì kiểu càn quyét cả. Nếu anh bắt đầu hành hạ ai đó người địa phương, người của mình sẽ không hiểu nổi anh. Những ai bị chúng tôi bắt làm tù binh, dứt khoát chịu hình phạt, nhưng bảo là chúng tôi bắn hay tra tấn, thiêu trên cây thì tôi chưa thấy bao giờ”.
Ông Beret quả quyết, tù binh không cần phải có tra tấn gì cả, thậm chí như được giải phóng từ bên trong, khai ra hết các bí mật quân sự: Khoảng 30% những người bị giết– bị thương– bị bắt làm tù binh có hộ chiếu Nga. Trông họ không giống những người rất giàu có và thông minh. Những tù binh người Nga hơi bối rối khi bị bắt ở đây: "Đâu có thấy bọn phát xít? Tự nhiên xuất hiện câu hỏi, vì sao bạn không ngồi yên ở nhà của mình”.
Nếu ai đó ở tiểu đoàn Aidar ăn trộm hoặc ăn nói hàm hồ, anh ta sẽ bị trả về nhà. Beret bảo: “Đường về rộng mở, không ai giữ ai ở lại cả”. Nhưng Beret cho rằng lấy vũ khí, đồ ăn và tiền bạc của kẻ thù đã bị giết không phải là đáng hổ thẹn– họ cần gì những thứ đó nữa chứ. Ví dụ, ở làng Metallist cách Lugansk 10 Km, người ta đã lấy vũ khí và đồ hộp.
Beret thừa nhận: “Hôi của ở chỗ chúng tôi cũng khác thường. Chúng tôi vào làng, định ở đó một ngày đêm. Nhưng đã ở lại đó tám ngày. Có những ngôi nhà không có chủ. Chúng tôi đã lấy đồ lót, bít tất, khăn mặt”.
Nguyễn Vũ (theo LB)