Tập đoàn Sany Trung Quốc đã nộp đơn khiếu nại Tổng thống Mỹ Barack Obama, Giám đốc điều hành nhà sản xuất thiết bị hạng nặng Sany là Hướng Văn Ba viết trên microblog của mình.
Tháng 9/2012, Tổng thống Obama phủ quyết vấn đề xây dựng bốn máy phát điện gió gần một thao trường ở bang Horizon. Thao trường là địa bàn thử nghiệm các mô hình máy bay không người lái mới nhất. Dự án máy phát điện gió thuộc về Ralls, một công ty con của Sany ở Mỹ do hai doanh nhân người Hoa sở hữu. Công ty này dự định mua máy phát điện của Sany Group.
Đây chính là thỏa thuận bị ông Obama ngăn chặn. Ê-kíp của tổng thống Mỹ phân tích rằng, hoạt động của các doanh nghiệp được nêu có khả năng đe dọa nền an ninh quốc gia. Một số ý kiến còn khẳng định, Nhà Trắng giữ trong tay bằng chứng liên quan. Trong khi đó, theo lãnh đạo Trung tâm Thông tin Chính trị Nga ông Alexei Mukhin, bên bị đơn không chắc có chứng cớ để trình tòa: “Tình hình này thực tế không hề liên quan tới hoạt động gián điệp. Đây là một kiểu thao túng các luận đề dễ hiểu đối với người dân Mỹ và giới luật sư của họ. Mỹ thổi phồng huyền thoại hoạt động gián điệp Trung Quốc. Sử dụng đó như một công cụ đắc lực để ngăn chặn sự bành chướng của các công ty Trung Quốc trên thị trường Mỹ”.
Xác nhận cho điều này là vụ bê bối năm ngoái xung quanh Huawei và ZTE. Tình báo Mỹ đã bất lực trong việc chứng minh hoạt động gián điệp của hai công ty viễn thông Trung Quốc. Huawei và ZTE bị cáo buộc cài "bọ điện tử" đánh cắp thông tin từ các văn phòng chính phủ và tập đoàn lớn của Mỹ.
Liệu sẽ như thế nào nếu tòa phán quyết rằng, máy phát điện gió Trung Quốc sẽ được đặt gần thao trường quân sự không có khả năng thu thập thông tin bí mật. Bê bối mới khó diễn ra bởi bên bị đơn là đích thân Tổng thống Mỹ nhưng Sany không thể không đưa đơn kiện, ông Alexei Mukhin nhận xét: “Đúng như trong võ thuật phương Đông, Trung Quốc vẫn dấn thân đối mặt với địch thủ dù biết mình không thể thắng. Ý nghĩa của động thái là tỏ rõ quan điểm trên sàn đấu và không để bị mất mặt. Việc không khởi đầu vụ kiện, sẽ chẳng khác gì là Trung Quốc công nhận quyền phủ quyết của Tổng thống Obama".
Thực chất, Mỹ có lý do để nghi ngờ Trung Quốc đánh cắp bí mật quân sự. Mỹ là nước đi đầu trong lĩnh vực các phương tiện bay không người lái. Người Mỹ thực sự lo lắng khi Bắc Kinh công bố ra mắt chương trình chế tạo loại máy bay này. Họ hiểu rõ tài nghệ sao chép thành tựu kỹ thuật của giới kỹ sư Trung Quốc. Mỹ không muốn để xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh mạnh. Nếu vậy, bất kỳ thiết bị của bất kỳ công ty Trung Quốc có mặt gần bất kỳ cơ sở quân sự đều sẽ được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.
Liệu tòa án Mỹ có muốn xóa tan đám mây ngờ vực? Khi mà động thái công kích của các công ty Trung Quốc trên thị trường ngày càng được giới chính khách Mỹ đáp lại gay gắt: "Cẩn thận, người Hoa!"
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Theo Ruvr