|
Trùm khủng bố khét tiếng bậc nhất thế giới Osama bin Laden.
|
Bin Laden – trùm khủng bố nguy hiểm nhất trên thế giới
Đánh bom tự sát và không tặc, nỗi sợ hãi lớn nhất của chính phủ phương Tây từ lâu là “vũ khí” của các nhóm khủng bố và cực đoan. Trước khi trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden thực hiện vụ tấn công 11/9 rung chuyển nước Mỹ, y là một trong số ít những thủ lĩnh khủng bố có nguồn tài chính, các đầu mối liên lạc và mạng lưới môn đệ đủ khả năng thực hiện một cuộc tấn công tàn bạo như vậy. Bin Laden không ít lần lần đe dọa tấn công lớn các mục tiêu của Mỹ.
Ở tuổi 48, y là kẻ bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Trong năm 5 điều hành các trại huấn luyện khủng bố ở vùng núi hẻo lánh miền Nam Afghanistan, Osama bin Laden được cho là đã đào tạo được khoảng 2.000 chiến binh. Từ căn cứ ở Afghanistan, Osama bin Laden tiến hành thành công chiến dịch chống Mỹ với các cuộc tấn công thảm khốc nhắm vào binh sĩ Mỹ ở Saudi Arabia, các tàu chiến Mỹ ngoài khơi Yemen và các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania. Kết quả là, hàng trăm người Mỹ thiệt mạng.
Sự thù hận và căm ghét nước Mỹ của bin Laden bắt đầu kể từ năm 1998 khi Tổng thống Clinton lệnh cho các tên lửa hành trình Mỹ tấn công các mục tiêu ở Afghanistan và Sudan và tuyên bố rõ ràng nhắm vào tên trùm khủng bố.
“Bắt đầu từ năm 1998, bin Laden đã không ngừng lên án Mỹ là kẻ thù số 1 và tuyên bố, toàn bộ toàn bộ công dân Mỹ là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố”, cựu Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) George Tenet cho biết.
Trùm khủng bố Bin Laden cũng cảnh báo thực thi một cuộc tấn công chưa từng có nhắm mục tiêu vào Mỹ vì nước này ủng hộ Israel. Cảnh sát Ấn Độ từng cáo buộc, Bin Laden có âm mưu đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi.
Cách đó không lâu, các cơ quan tình báo Anh, Mỹ và Israel bắt giữ một trong những “môn đệ” thân tín của bin Laden sau tai nạn máy bay ở Malaga, miền Nam Tây Ban Nha. Tại thời điểm đó, các cơ quan tình báo lo sợ một cuộc tấn công châu Âu đã được lên kế hoạch. Theo cựu Giám đốc CIA George Tenet, Bin Laden đã sử dụng Internet để “thu thập thông tin và các khả năng để kiếm được vũ khí hóa học, phóng xạ và thậm chí vũ khí hạt nhân”.
Chưa hết, với các quan hệ của y với Saudi Arabia, nơi cha y là một trong những chủ thầu xây dựng giàu nhất đất nước cũng như nhiều khu vực khác trong thế giới Arab, Bin Laden có cơ hội tiếp cận với các loại chất nổ và vũ khí tinh vi nhất.
Trong hàng loạt thành phần nguy hiểm trong kho vũ khí của Bin Laden có các loại khí cực độc như tabun và sarin. Tên trùm khủng bố từng đe dọa sử dụng loại chất độc này và một trong những “môn đệ” đào tẩu khỏi đội quân khủng bố của y tiết lộ, Bin Laden từng lên kế hoạch tấn công hóa học tại Mỹ.
Sau sự kiện 11/9/2001, các chuyên gia chống khủng bố nhấn mạnh, Bin Laden chắc chắn mất nhiều tháng để sắp đặt kế hoạch để đạt được độ chính xác tuyệt đối. Trong đó, vũ khí và chất nổ được chuẩn bị đầy đủ, hàng tuần theo dõi, do thám chặt chẽ kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng, chi tiết về các chuyến bay và loại máy bay bị khống chế nhằm để đạt được mục tiêu đâm vào tòa tháp đôi trong vài phút và gây thiệt hại tối đa cũng như đào tạo những kẻ đánh bom liều chết để chúng có khả năng điều khiển máy bay đâm trúng mục tiêu định trước. Trong khi đó, nhóm khủng bố ở trên mặt đất tiếp nối thực hiện các cuộc tấn công phối hợp.
Mỹ và các cơ quan tình báo của phương Tây đã không ngừng cố gắng thâm nhập vào các tổ chức của trùm khủng bố Bin Laden nhưng thất bại vì y thay đổi địa điểm ẩn náu thường xuyên.
Bin Laden được đánh giá là có tầm nhìn rộng, do đó, y có khả năng nhận thức điều đó. Mỹ muốn ném bom tấn công y nhưng muốn thế họ phải biết chính xác nơi y ẩn náu. Nhưng Mỹ lại không có một dấu vết gì về Bin Laden.
Cuộc săn lùng trùm khủng bố khét tiếng
Chuyên gia phân tích của CIA, Nada Bakos cho biết, năm 2004, Bin Laden lo ngại al-Qaeda đang dần đánh mất ảnh hưởng ở Iraq do Abu Musab Al-Zarqawi thủ lĩnh tự phong của nhánh al-Qaeda tại Iraq liên tục thực thi các cuộc đánh bom bừa bãi chống lại người Hồi giáo. Trùm khủng bố gửi thư yêu cầu Zarqawi ngừng giết người. Tuy nhiên, Zarqawi “phớt lờ” khiến Bin Laden phẫn nộ và sau đó bức thư này lọt vào tay CIA. CIA tin rằng, tên trùm khủng bố sắp gửi “môn đệ” thân tín tới Iraq để giám sát chi nhanh al-Qaeda ở đây. Kẻ này được cho là Hassan Ghul.
Ghul được cho là vào Iraq thông qua lãnh thổ của người Kurd. CIA yêu cầu sự giúp đỡ từ chính quyền người Kurd để bắt y. CIA yêu cầu sự cho phép sử dụng các biện pháp thẩm vấn và tra tấn tàn khốc nhất để y khai ra nơi ẩn náu của thủ lĩnh.
Bị chính quyền người Kurd thẩm vấn, Ghul tiết lộ chi tiết đặc biệt quan trọng là Bin Laden có một người đưa thư mà y đặc biệt tin cậy có bí danh là Abu Ahmed al-Kuwaiti. Như vậy, chính quyền người Kurd đã có được thông tin về người đưa thư của Bin Laden trước khi CIA biết được chi tiết trên khi thẩm vấn tên Ghul sau đó.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm tưởng CIA có được thông tin về kẻ đưa thư của Bin Laden trước, nhờ thẩm vấn Ghul. Hơn nữa, chính quyền người Kurd thậm chí còn có được thông tin về kẻ đưa thư một cách dễ dàng mà không cần tra tấn Ghul khi tên này ngay khi bị bắt đã khai ngay ra thông tin tối quan trọng giúp tìm diệt trùm khủng bố khét tiếng bậc nhất thế giới Bin Laden.
Sau đó, các nguồn tin tay trong mà CIA cài vào al-Qaeda cũng xác nhận về kẻ đưa thư và tên thật của y. Tầm quan trọng của al-Kuwaiti được xác nhận khi CIA moi được thông tin liên lạc giữa tên Khalid Sheik Mohammed với các tù nhân khác tại một nhà tù của CIA. Tên Khalid được cho là cố cảnh báo các tù nhân không lộ bất cứ điều gì về người đưa thư trong các cuộc thẩm vấn tàn khốc của CIA.
Theo đó, các chuyên viên CIA chỉ thẩm vấn Khalid về người đưa thư bí ẩn trên. Khi đã có thông tin về al-Kuwaiti, CIA lần ra dấu vết của trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Và cuối cùng, ngày 5/2/2011, bin Laden bị tiêu diệt. Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố vẫn là bóng ma ám ảnh Mỹ cũng như toàn thế giới.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Bạch Dương (Theo DLM, The Week)