10 bí ẩn đằng sau những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới

Google News

Quá khứ của những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng luôn gây tò mò với giới phê bình nghệ thuật. Nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta có thể khám phá ra những bí ẩn này.

Nàng Mona Lisa từng có lông mày

Chúng ta đều biết nàng Mona Lisa không có lông mày và lông mi. Đây thậm chí còn trở thành điều dễ nhận biết nhất về bức tranh này, ngoài nụ cười của Mona Lisa. Nhưng cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu người Paris đã phát hiện ra rằng, ban đầu, nàng Mona Lisa có cả lông mày và lông mi.

Các ảnh quét có độ phân giải 240 triệu pixel cho thấy có dấu hiệu hiện hữu của lông mày bên trái của nàng Mona Lisa và chi tiết này đã bị xóa mờ trong quá trình phục chế của các nhà bảo tồn sau này.

Hai mặt của bức tranh "Ông lão đánh cá"

Bức họa Café Terrace at Night của Vincent van Gogh có thông điệp bí ẩn

Một trong những giả thuyết cho rằng, Van Gogh đã vẽ bức tranh lấy cảm hứng từ "Bữa tiệc ly cuối cùng" của Leonardo da Vinci. Bằng chứng là trong bức tranh, bạn có thể nhìn thấy 12 người đang ăn tối tại nhà hàng có bố cục khá tương đồng với bức tranh nổi tiếng nêu trên.

Bức tượng David có đôi mắt dị thường

Bức tượng David của Michelangelo được coi là một kiệt tác về giải phẫu thể hình con người. Tuy nhiên, tác phẩm này có một điểm bất thường. Mắt phải của tượng nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt trái nhìn sang hướng bên trái. Có lẽ, Michelangelo đã tính toán mọi góc độ và điêu khắc đôi mắt dựa trên vị trí của người xem, vì vậy bức tượng sẽ trông hoàn hảo từ nhiều góc độ khác nhau.

Trên đỉnh tháp Eiffel có căn hộ bí mật

Tháp Eiffel cũng có những bí mật riêng không phải ai cũng biết. Gustave Eiffel đã thiết kế một căn hộ riêng cho mình trên đỉnh của tòa tháp đồ sộ. Bên cạnh căn phòng độc đáo này còn có một boongke bí mật bên dưới cây cột phía nam của tòa tháp, có lối dẫn xuống đất.

Dây váy của Madame X được vẽ lại theo một cách khác

Bức tranh Madame X là tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ người Mỹ, John Singer Sargent, phác họa chân dung bà Virginie Amélie Avegno Gautreau, vợ của chủ ngân hàng người Pháp, Pierre Gautreau. Bức tranh đã từng gây tranh cãi vì phần dây váy khá "nhạy cảm". Ban đầu, tác phẩm nguyên gốc có phần dây váy trễ xuống vai phải. Công chúng thời bấy giờ không thích chi tiết hở hang này, khiến tác giả Sargent đã vẽ lại dây đeo lên vai để phù hợp với người xem hơn.

Số 7 có rất nhiều ý nghĩa trên Tượng Nữ thần Tự do

Tượng Nữ thần tự do có 7 chiếc gai trên vương miện, tượng trưng cho 7 vùng biển và 7 lục địa trên thế giới. Bên cạnh đó, số 7 còn ẩn chứa trong các chi tiết khác. Cụ thể, trên ngọn đuốc có 16 họa tiết lá, nếu cộng số 1 và số 6 thì sẽ được số 7. Ngoài ra, còn có 25 khoảng trống trên vương miện, tổng 2 chữ số thành phần cũng bằng 7.

Bức tranh nổi tiếng Lady with a Ermine của Leonardo Da Vinci ban đầu không có sự xuất hiện của con chồn hương

Điều này có thể gây cười, nhưng bức tranh Lady with a Ermineban đầu không có con chồn nhỏ như hiện tại. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Leonardo da Vinci đã liên tục thay đổi ý định khi vẽ bức tranh này. Công nghệ ánh sáng phản xạ tiết lộ nhiều lớp vẽ của bức tranh. Nguyên bản, người nghệ sĩ đã vẽ một bức chân dung không có con chồn và 2 bức họa khác trước khi bức tranh hoàn thiện ra đời.

Các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại đã được tô màu

Hầu hết mọi người cho rằng, các tác phẩm điêu khắc cổ điển của Hy Lạp đều để nguyên bản màu đá cẩm thạch trắng. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy nhiều bức tượng đã từng được sơn màu. Theo thời gian, màu sắc đã bị phong hóa và phai mờ dần trong quá trình lau chùi. Một số dấu vết nhỏ vẫn còn để có thể xác định màu nào đã được sử dụng và ở đâu.

Tượng Nhân sư có đuôi

Tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp này thường được biết đến với hình ảnh đầu người, mình sư tử ở mặt trước. Trên thực tế, Nhân sư là một sinh vật thần thoại với đầu của con người, chim ưng, mèo hoặc cừu và cơ thể của một con sư tử với đôi cánh của đại bàng.

Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất là Nhân sư lớn - bức tượng làm bằng đá vôi nguyên khối trong tư thế nằm ở cao nguyên Giza, tả ngạn sông Nile, Ai Cập. Bức tượng có chiều dài hơn 73 m (240 ft) và có một cái đuôi khá dài.

Theo Dương Huyền/Công lý & Xã hội