10 ngôi chùa linh thiêng nên đi để cầu may dịp đầu năm mới

Google News

Những ngày đầu năm mới là thời điểm đẹp nhất để gia đình cùng nhau đi lễ chùa cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, an vui và tốt lành.
 

Hà Nội:
Chùa Quán Sứ (73 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại phố Quán Sứ nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh. Bởi vậy trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong năm. Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam có tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
 Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Chùa Trấn Quốc (Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội)
 Chùa Trấn Quốc.
Đây là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa tọa lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình. Không chỉ đẹp, chùa Trần Quốc còn là một trong trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Nhiều người Hà Nội cho rằng, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật là việc đầu tiên nên làm trong ngày đầu năm mới.
 
Chùa Bà Đá.
Chùa Bà Đá (số 3 Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Nằm ngay trung khu phố cổ, cứ những ngày mùng 1, rằm hay đầu năm, chùa Bà Đá lại tấp nập người đi lễ chùa. Chùa Bà Đá tuy nhỏ nhưng có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự.
 
Đền Voi Phục
Đền Voi Phục (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội)
Ngôi Đền còn có tên là đền Thủ Lệ tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Đền thờ Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần, người ba lần cưỡi voi ra trận đánh tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, có công hóa phép làm mưa, giải trừ đại hạn, giúp cho mùa màng tươi tốt.
 
Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã (76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Ngự ở phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, trấn giữ phía Đông kinh thành xưa. Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương, đền có hơn một nghìn năm lịch sử, lưu giữ văn hóa - lịch sử của Hà Nội xưa. Đây là vị thần được người dân Thăng Long xưa và nay tôn kính, đã và đang phù trợ cho nhân dân.
Thành phố Hồ Chí Minh
 
Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm (565 Lạc Long Quân, Phường 10, Tân Bình, Hồ Chí Minh)
Chùa Giác Lâm có mặt tại Gia Định (Sài Gòn) từ năm 1744 - là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất còn tồn tại đến nay, do cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng. Kiến trúc của chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu nhất cho lối kiến trúc của các ngôi chùa tại khu vực Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ "Tam", gồm có 98 cột chống đỡ, bên trong chùa bài trí 113 pho tượng cổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.
 
Chùa Vĩnh Nghiêm.
Chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh)
Tháp đá tại chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất, công phu nhất tại Việt Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Ngoài ra ngôi chùa này còn được ghi nhận là ngôi chùa có tháp đá cao nhất và công phu nhất tại Việt Nam với 7 tầng, cao đến 14m. Tòa tháp đặc biệt này được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn và họa tiết điêu khắc phủ kín… theo phong cách văn hóa Lý - Trần.
 
Chùa Vạn Đức
Chùa Vạn Đức (số 502 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh)
Chùa Vạn Đức cũng là một trong những lựa chọn đi lễ chùa đầu năm. Tòa chánh điện của chùa Vạn Đức cao đến 43,5m - đang là tòa chánh điện cao nhất hiện nay. Công trình này mất 2 năm và cần tới hơn 60 thợ xây để thực hiện. Ngoài giá trị về tinh thần, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại.
 
Chùa Sùng Đức
Chùa Sùng Đức (số 50 đường số 3, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh)
Một ngôi chùa cổ linh thiêng khác cũng đông khách thập phương đến viếng đầu xuân là chùa Sùng Đức ở Thủ Đức. Chùa được xây dựng từ năm 1806, trải qua hơn 200 năm, chùa vẫn giữ được phong cách và kiểu dáng của ngôi chùa cổ với kiểu nhà tứ trụ cột gỗ, mái ngói âm dương, được xây theo thế chữ tam như trước kia. Chùa hiện nay còn lưu giữ nhiều cổ vật quý và hiện vật có giá trị nghệ thuật khác được các nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ rất công phu.
 

Theo Huyền Trang/ Giao thông