Bàng càng "dễ nổi nóng và cáu kỉnh", bạn càng bất lợi và dễ bị người khác dắt mũi. Để trở thành một "bậc thầy giao tiếp", bạn phải quản lý cảm xúc của mình. Đồng thời, phải biết cách chấp nhận và hiểu cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
Có hai loại cảm xúc tiêu cực của con người: một là "cảm xúc lý trí", sẽ cảm thấy buồn và chán nản khi gặp phải thất bại, và đau khổ khi thấy người khác bị tổn thương; hai là "cảm xúc phi lý trí", chẳng hạn như tức giận, lo lắng và trầm cảm, có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe. Biết điều tiết lại chính mình, bạn mới có thể làm chủ tình huống.
Biến những cảm xúc tiêu cực thành lợi thế
Cảm xúc không có đúng hay sai, tốt hay xấu, chung quy xuất phát từ tâm thái của chính ta. Con người thường cảm thấy tồi tệ khi mệt mỏi, và trút giận lên người khác. Vốn dĩ, chúng ta cãi vã với những người thân thiết nhất, bởi lẽ gia đình chính là chỗ dựa an toàn nhất và là nơi tuyệt để ta trút giận.
Người thông minh sẽ thay đổi và điều chỉnh tâm lý theo cách riêng của họ. Họ nhìn nhận thẳng thắn cảm xúc tiêu cực đang trỗi lên trong mình, chọn cách ứng xử phù hợp, linh hoạt, bình tĩnh và thanh lịch khi ứng khẩu với người khác.
Một số lưu ý khác giúp bạn ăn điểm với đối phương
1. Quần áo hợp thời trang và hợp hoàn cảnh. Màu sắc trang nhã, hài hòa, sạch sẽ.
2. Khi nói chuyện, muốn cắt ngang người đang nói, cần “xin phép”, “xin lỗi” đối với người đó trước.
3. Khi bắt tay thì không nên tay phải bắt tay, còn tay trái lại đút túi quần hoặc túi áo. Bắt tay ai, hãy nhìn vào người đó.
4. Không đội mũ kéo xuống quá gáy đằng sau, hoặc kéo xuống sát mặt đằng trước.
5. Ở những nơi có bảng cấm làm việc gì, hãy tuân thủ chấp hành.