Vô danh thần tăng
Trong tiểu tuyết Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, Vô danh thần tăng chính là nhân vật được nhiều người đánh giá là có võ công siêu phàm nhất. Đây là một nhân vật không hề có tên hay ngoại hiệu, Vô danh thần tăng hay Tảo Địa tăng là cách gọi của nhiều fan kiếm hiệp về nhân vật đặc biệt trên. Dù xuất hiện ngắn ngủi một vài đoạn trong Thiên long bát bộ, nhưng ấn tượng mà đệ nhất cao thủ này để lại mãnh liệt tới mức không mấy người mê truyện không nhớ tới.
|
Vô danh thần tăng trong phim Thiên long bát bộ 2003. Ảnh: Sohu |
Trong truyện, khi lão tăng xuất hiện, chẳng có ai nhận ra, thậm chí hòa thượng Thiếu Lâm tự cũng không gọi ra được tên lão, chỉ biết đó là lão tăng phục vụ ở vào địa vị thấp nhất, quét chùa, làm việc tạp vụ, chỉ cạo đầu mà không bái sư, không truyền võ công, không tu thiền định, không xếp thứ bậc trong Huyền, Huệ, Hư, Không.
Ông chỉ cần nhìn qua là biết được loại võ công mà Cưu Ma Trí (một cao trong Thiên long bát bộ) dùng là gì. Cưu Ma Trí muốn dùng chiêu Vô tướng kiếp chỉ để đánh lén ông. Nhưng Vô danh thần tăng vẫn coi như không, chẳng cần động thủ, tự khắc chiêu pháp của Cưu Ma Trí bị chặn đứng lại và chỉ cần một cái phẩy tay, đã khiến cho Cưu Ma Trí bị thương, vội bỏ chạy.
Ngay cả anh hùng cái thế Tiêu Phong (Kiều Phong) dùng Hàng long thập bát chưởng đả xuất, lão tăng cũng không hề hấn gì, dù bị trúng nhưng bất quá chỉ khiến ông lùi lại mấy bước mà thôi. Cả Mộ Dung Bác lẫn Tiêu Viễn Sơn những cao thủ số một võ lâm bấy giờ cũng không địch lại nổi lão tăng này, đủ biết ông có bản lĩnh cao cường ra sao.
Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh Các suốt mấy chục năm nhưng luận về tài và đức của tăng sư thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Với tài nghệ của mình, Vô danh thần tăng thậm chí xứng đáng làm được phương trượng Thiếu Lâm tự hay thậm chí là minh chủ võ lâm nữa.
Hoàng Sam Nữ Tử
Khoảng hơn 80 năm sau khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ quy ẩn, Trương Vô Kỵ đã trở thành giáo chủ Minh giáo, Chu Chỉ Nhược tiếp nhận vị trí chưởng môn đời thứ tư của phái Nga My và luyện thành Cửu âm chân kinh.
Những tưởng câu chuyện kì bí về phái Cổ Mộ đã kết thúc từ lâu, nào ngờ Kim Dung lại chắp bút dựng nên nàng Hoàng Sam Nữ Tử.
|
Hoàng Sam Nữ Tử sở hữu Cửu âm chân kinh, là môn võ cồn cực mạnh trong truyện Kim Dung. Ảnh: sohu |
Theo diễn biến truyện Ỷ thiên đồ long ký, khi Bang chủ Cái Bang Sử Hỏa Long bị Thành Côn và Trần Hữu Lượng hãm hại, con gái ông Sử Hồng Thạch chạy nạn vô tình được một vị tỷ tỷ áo vàng (Hoàng Sam Nữ Tử) hết lòng giúp đỡ. Nàng mang theo Đả Cẩu Bổng, đến tận nơi vạch mặt gian tế, hóa giải cuộc nội chiến của Cái Bang.
Thực ra, Hoàng Sam Nữ Tử là một biệt danh mà giới giang hồ đặt cho nàng - vì nàng luôn mặc một bộ đồ màu vàng (hoàng). Tên thật của nàng là gì thì không ai biết, chỉ thấy Sử Hồng Thạch gọi nàng là Dương tỷ tỷ. Hoàng Sam Nữ Tử lấy dải lụa mềm làm binh khí, cử chỉ tao nhã, phong thái lạnh lùng chẳng khác nào Tiểu Long Nữ băng thanh ngọc khiết năm ấy chấn động giang hồ.
Lần thứ hai Hoàng Sam Nữ Tử xuất hiện là trong Đồ Sư đại hội, trận đánh với tam tăng giải cứu Tạ Tốn. Chu Chỉ Nhược sử dụng Cửu âm bạch cốt trảo và Bạch mãng tiên thật lạ lùng khiến ai nấy đều kinh hoảng, có ngờ đâu chỉ qua vài chiêu đã bị thiếu nữ vô danh kia áp đảo toàn phần.
Nàng còn công khai vạch trần tội ác của Chu Chỉ Nhược từ khi ở trên Linh Xà đảo và hai lần ngăn chặn Chỉ Nhược âm mưu ám sát Tạ Tốn. Hoàng Sam Nữ Tử cũng chính là người tiết lộ bí mật của Đồ long đao - Ỷ thiên kiếm "võ lâm chí tôn hiệu lệnh thiên hạ". Tuy chỉ góp mặt hai lần trong suốt mạch phim nhưng dấu ấn về Hoàng Sam Nữ Tử không hề thua kém bất cứ nhân vật chính nào.
Phần đông khán giả đồng tình với giả thuyết Dương Hoàng Sam là con cháu của Dương Quá, nhưng lời giải thích cụ thể thì Kim Dung chưa từng đưa ra.
Theo Người đưa tin