Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng trên thế giới, khắc hoạ Aphrodite - vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp.
Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm, nhưng đã mất hai tay và bệ nguyên bản.
Và tư thế của tượng nữ thần Milo vẫn còn là một bí ẩn kể từ khi bức tượng được phát hiện hơn từ 200 năm trước đây tại một hòn đảo của Hy Lạp.
|
Các nhà khoa học giải mã tư thế cánh tay bị mất của tượng nữ thần Venus nhờ vào công nghệ in 3D
|
Một nhà văn Mỹ đã cho rằng bức tượng nữ thần sắc đẹp mất tay này có thể đã từng giữ một tấm gương, một cây giáo hay một quả táo.
Nhưng cho đến nay giả thuyết đó đã được kiểm chứng lại và xác nhận rằng tượng nữ thần Aphrodite có thể đã được khắc họa trong tư thế đang quay tơ, kéo sợi.
Một nhà thiết kế tại San Franc is co đã tái hiện lại tác phẩm điêu khắc với hình dáng của một người đang quay tơ - đó là một công việc phổ biến của những cô gái mại dâm ở Hy Lạp thời cổ đại.
Elizabeth Wayland Barber cho rằng tư thế của bức tượng đang được trưng bày trong viện bảo tàng Louvre ở Paris, đã mô tả một dáng đứng quen thuộc của nhiều phụ nữ vào năm 100 trước công nguyên.
Đặc biệt là những cô gái mại dâm “miệt mài” với công việc quay sợi để “ngụy trang” sự bận rộn của mình trong khi đợi khách.
Cosmo Wenman đã thực hiện dựng hình 3D để chứng minh tư thế của bức tượng theo yêu cầu của nhà văn Virginia Postrel.
Các nhà thiết kế và nghệ sĩ dựa trên mô hình bức tượng chụp 3D của ông kết hợp nghiên cứu chi tiết trên 1850 tượng thạch cao khác được trưng bày tại Skulpturhalle Basel ở Thụy Sĩ, để giải mã bí ẩn về vị trí 2 cánh tay của thần Vệ Nữ Venus.
“Nghiên cứu bằng hình ảnh 3D với tượng nữ thần Venus là một nền tảng giúp đa dạng hóa tư thế của cánh tay Vệ Nữ một các tự nhiên nhất.
Tôi trực tiếp sao chép các dụng cụ và ghép vào tay trái của Aphrodite từ một bức tranh bình đặc biệt tại Bảo tàng Anh.
Tôi cũng dựa trên tư thế hơi cúi của nữ thần Venus tại Bảo tàng Anh để nảy ra các ý tưởng về các kiểu đặt tay khác nhau của bức tượng”, Wenman cho biết.
Nhóm nghiên cứu dự kiến sử dụng mô hình kỹ thuật số của Wenman để tạo thành một bản sao để bàn bằng nhựa nhờ vào công nghệ in ấn hình 3D.
Các công cụ liên quan đến công việc kéo sợi được in riêng biệt và các mô hình được lắp ghép từng mảnh.
Dựa trên các nghiên cứu, Wenman nhận ra các thiết bị quay sợi không thể được làm từ loại đá cẩm thạch chạm khắc nên bức tượng. Ông đoán rằng các công cụ đi kèm có thể được làm bằng gỗ sơn vàng .
Nếu các công cụ được làm bằng gỗ thì đã có thể trả lời câu hỏi của nhà khảo cổ học Elmer F Suhr từ hơn 50 năm trước đây: Những công cụ kéo sợi gắn liền với các bức tượng cổ điển khác với cùng một tư thế như nữ thần Venus đã đi đâu?
Tiến sĩ Suhr đã từng xác định được một số tác phẩm điêu khắc cổ điển cũng cùng ở tư thế quay sợi, nhưng không tìm thấy các công cụ đi kèm.
Thí nghiệm Wenman của gợi ý rằng thiết bị này có thể chỉ đơn giản là đã bị hao hỏng theo thời gian hoặc đã bị đánh cắp.
Hiện tại, những kết luận cuối cùng để giải đáp chính xác thắc mắc về điều bí ẩn đằng sau tư thế của bức tượng thần Vệ Nữ vẫn chưa thể được làm rõ.
Theo VietQ