3 bí ẩn chưa có lời giải trong Tử Cấm Thành

Google News

Là hoàng cung của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành có lịch sử hơn 600 năm. Đây là hoàng cung lớn nhất thế giới, tồn tại nhiều bí ẩn lịch sử khó giải đáp.

Bí ẩn phổ biến nhất về Tử Cấm Thành là chuyện một nhóm du khách đến thăm nơi này vào một buổi chiều thì bất ngờ có mưa gió sấm sét. Khi đang trú mưa, họ thấy 5 cung nữ đi trên bức tường màu đỏ. Sau đó, các chuyên gia đưa ra lời giải thích khoa học cho hiện tượng này. Họ nói bức tường chứa sắt oxit, khi có sấm sét thì xảy ra hiện tượng cảm ứng từ. Trong quá khứ, có một nhóm cung nữ đã đi qua bức tường đỏ này vào ngày mưa nên đã được "chụp lại". Bức tường giống như một cuốn băng video, nếu sau này sấm chớp xuất hiện thì cuốn băng ấy được chiếu lại, cảnh các cung nữ được ghi trước đó sẽ xuất hiện.
Khu phức hợp Tử Cấm Thành rất lớn, có thể nói đằng sau mỗi tòa nhà đều có một phần lịch sử. Một số địa điểm nhỏ có những bí ẩn ít được biết đến mà cho đến nay vẫn chưa ai có thể giải đáp.
Mũi tên trên tấm bảng của Long Tông Môn
Long Tông Môn là lối đi chính dẫn vào tiền điện và hậu cung, nhưng nếu nhìn lên, bạn sẽ thấy một mũi tên rỉ sét cắm trên tấm bảng ở cửa. Ai đã bắn nó?
3 bi an chua co loi giai trong Tu Cam Thanh
Mũi tên trên tấm bảng Long Tông Môn. Ảnh: Internet
Người ta kể rằng vào thời Gia Khánh, chính quyền nhà Thanh dần xuống dốc, cuộc nổi dậy của nông dân Bạch Liên giáo nổ ra. Trong cung có người cung cấp thông tin nên nhóm phản loạn biết Gia Khánh đế đã đến khu nghỉ dưỡng mùa hè, trong cung không có lính canh. Vì vậy, quân nổi dậy đã tiến thẳng đến Tử Cấm Thành.
Khi xông vào Long Tông Môn, họ đã bị Thái tử Miên Ninh (sau này là hoàng đế Đạo Quang) phòng thủ và phản công quyết liệt. Khi quân nổi dậy bị đánh bại, nhà Thanh dọn dẹp hoàng cung và phát hiện mũi tên mắc kẹt trên cửa Long Tông Môn. Lúc này, Gia Khánh đế cũng trở về, không ra lệnh cho ai gỡ mũi tên mà giữ lại để cảnh báo con cháu sau này không được mất cảnh giác.
Tác phẩm điêu khắc đá Vân Long sau điện Bảo Hòa
Nếu thường xem các bộ phim truyền hình về cung đình nhà Thanh chắc hẳn bạn đã quen thuộc với những phiến đá điêu khắc rồng mây cực lớn trong Tử Cấm Thành. Phía sau điện Bảo Hòa có một phiến đá lớn được điêu khắc tinh xảo, nặng khoảng 200 tấn và là tác phẩm chạm khắc lớn nhất Trung Quốc. Làm thế nào mà một phiến đá lớn như vậy được vận chuyển tới đây?
3 bi an chua co loi giai trong Tu Cam Thanh-Hinh-2
Phiến đá nặng khoảng 200 tấn được chạm trổ tinh xảo trong Tử Cấm Thành. Ảnh: Internet
Theo truyền thuyết, viên đá này được vận chuyển từ Phòng Sơn đến Bắc Kinh, cần hơn 10.000 nhân công cho việc này. Để vận chuyển phiến đá, những người thợ thủ công đã chọn một ngày lạnh giá vào tháng 3. Họ đào hàng trăm giếng nhỏ dọc đường đi, đến mùa đông làm cho đường ngập nước để tạo thành một lớp băng trên mặt đất. Như vậy, họ đã di chuyển được phiến đá vào hoàng cung.
Sư tử "che đũng quần" trên cầu Đoạn Hồng
Trước mỗi sảnh của Tử Cấm Thành đều có những con sư tử đá uy nghi, nhưng con sư tử đá trên cầu Đoạn Hồng thì khác. Nó ngồi xổm, gãi đầu và má, tay còn lại che "đũng quần", biểu cảm đau đớn. Tại sao con sư tử đá này lại khác với tất cả những con còn lại trong Tử Cấm Thành?
Truyền thuyết về sư tử đá này liên quan đến hoàng đế Đạo Quang. Khi đó, ông có ý định phong con trai cả của mình là Dịch Vĩ làm người kế vị. Tuy nhiên, Dịch Vĩ thất học, ghét học hành, thậm chí có lần còn mâu thuẫn với thầy giáo của mình.
Khi Đạo Quang biết được, ông tức giận gọi Dịch Vĩ đến khiển trách. Không ngờ cú đá của Đạo Quang trúng vào háng Dịch Vĩ, vài ngày sau thì hoàng tử này qua đời.
3 bi an chua co loi giai trong Tu Cam Thanh-Hinh-3
Con sư tử được cho là hóa thân của hoàng tử Dịch Vĩ trên cầu Đoạn Hồng trong Tử Cấm Thành. Ảnh: Internet
Sau này, khi Đạo Quang đi qua cầu Đoạn Hồng, thấy con sư tử lấy móng vuốt che háng lại nhớ tới Dịch Vĩ. Ông sai người dùng vải đỏ che con sư tử đá lại để tránh nhớ tới chuyện buồn. Từ đó, người ta đồn rằng con sư tử đá này là hóa thân của Dịch Vĩ. Không ai dám lại gần hay chạm vào nó vì sợ xui xẻo.
Trên đây là 3 bí ẩn trong Tử Cấm Thành mà đến nay mới chỉ có truyền thuyết xung quanh, chưa ai đưa ra lời xác nhận hay bằng chứng xác thực.
Theo PV/Văn hóa và Phát triển