Năm 1644, quân Thanh nhập quan, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh treo cổ tự vẫn, kéo theo đó là sự diệt vong của vương triều cuối cùng do người Hán thống trị trong lịch sử Trung Hoa.
Điều đáng nói còn nằm ở chỗ, theo sử sách ghi lại, vào giai đoạn trước khi nhà Minh diệt vong, trên lãnh thổ Trung Nguyên đã liên tiếp xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ lạ.
Cho tới ngày nay, không ít người vẫn cho rằng, những sự kiện không thể giải thích bằng khoa học ấy chính là điềm dữ báo trước sự tận diệt của vương triều này.
Sự kiện thứ nhất: Tiếng trống xuất hiện giữa trời quang
Một số tài liệu lịch sử từng ghi lại rằng, vào ngày vị Hoàng đế cuối cùng của Minh triều lên ngôi, một sự kiện kỳ lạ đã xuất hiện ngay trong lễ kế vị hôm đó.
Bấy giờ, khi nghi thức đăng cơ mới được tiến hành một nửa, từ trên bầu trời quang đãng bỗng truyền xuống âm thanh của tiếng gióng trống khua chiêng như lúc ra trận.
Hiện tượng kỳ lạ này đã khiến cho cả Hoàng đế và các đại thần đều vô cùng sợ hãi, càng khiến cho lòng người hoang mang vì không biết đó là điềm dữ hay điềm lành. Ngay sau đó, nhà vua đã cho gọi người của Khâm Thiên giám tới hiện trường.
Tại Trung Hoa cổ đại, Hoàng đế dù ở ngôi vị cửu ngũ chí tôn nhưng vẫn chỉ được xem là Thiên tử, nghĩa là con trời.
Vì vậy những người chịu trách nhiệm xem thiên tượng như Khâm Thiên giám cũng không vì e sợ nhà vua mà dám nói sai thiên ý.
Kết quả là sau khi xem xét một hồi, người của Khâm Thiên giám đã nói rằng âm thanh kỳ lạ kia rất có thể là điềm báo của nạn binh đao loạn lạc.
Tin tức về điềm dữ này ngay sau đó đã bị Hoàng đế và triều thần phong tỏa, mãi tới khi Minh triều diệt vong mới được truyền ra ngoài.
Sự kiện thứ hai: Bia đá tiên đoán
Vào năm Sùng Trinh thứ 16, trong một lần tu sửa đường sá tại vùng giáp giữa Nguyên Châu và Đồng Nhân, người dân đã phát hiện ra một tấm bia cổ.
Điều đáng sợ là trên tấm bia này có khắc hai hàng chữ:
"Đông dã lưu, tây dã lưu, lưu đáo đông nam hữu tậnđầu.
Trương dã bại, lý dã bại, bại xuất nhất cá hảo thế giới".
Tin tức về tấm bia nói trên ngay sau đó cũng lập tức bị phong tỏa và che giấu, phải tới thời nhà Thanh mới được người đời biết tới.
Nhìn lại những sự kiện khiến Minh triều diệt vong, không khó để nhận thấy lời tiên đoán trên tấm bia năm nào đã hoàn toàn ứng nghiệm.
Qulishi cho rằng, Minh triều thực chất bị hủy trong tay của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
Và dòng chữ "Trương dã bại, lý dã bại" có thể coi là ứng nghiệm với sự thất bại của Trương Hiến Trung cùng Lý Tự Thành – hai lãnh đạo của hai cuộc khởi nghĩa nông dân nổi bật thời bấy giờ.
Chưa dừng lại ở đó, dòng chữ "đông dã lưu, tây dã lưu, lưu đáo đông nam hữu tậnđầu" cũng được xem là dự đoán chính xác về kết cục của tàn dư nhà Minh.
Sau khi Sùng Trinh Hoàng đế qua đời, triều đình Nam Minh được thành lập ở Nam Kinh nhưng cũng không trụ được bao lâu.
Sau đó, những nhánh nhỏ trong chính quyền này lại lưu vong từ Quảng Đông tới Quảng Tây và cuối cùng tận diệt tại đây, điều này hoàn toàn ứng với dòng chữ "lưu đáo đông nam hữu tận đầu".
Sự kiện thứ ba: Tiếng khóc thê thảm từ trong Hiếu Lăng
Khi quân khởi nghĩa của Lý Tự Thành liên tiếp đánh đâu thắng đó, uy hiếp kinh thành, một chuyện quái dị khác đã xảy ra.
Bấy giờ, nơi an táng lăng mộ của Chu Nguyên Chương và Hoàng hậu tại Hiếu Lăng đã liên tục truyền ra tiếng khóc vô cùng thê thảm, kéo dài nhiều ngày, khiến cho người nghe cũng không khỏi đành lòng mà rơi lệ.
Người đời vẫn thường truyền tai nhau rằng, có lẽ là do Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu ở dưới suối vàng biết được triều đình lâm nguy, không đành lòng nhìn Minh triều diệt vong nên mới than khóc trách trời cao bất công.
Cho tới ngày nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được ba sự kiện kỳ lạ nói trên.
Thế nhưng dù cho đó có phải là điềm dữ hay không, thì trong bối cảnh khi ấy, việc Minh triều tận diệt và bị vương triều khác thay thế có lẽ vốn là một kết cục khó tránh.
Theo Danviet