4 kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới, cô dâu chú rể nên tránh

Google News

Việc đeo nhẫn cưới cứ tưởng là chuyện bình thường và đeo lúc nào thì đeo nhưng hóa ra không phải như vậy các cô dâu, chú rể ạ.

Là cô dâu, chú rể, bạn nên tránh những kiêng kỵ dưới đây vì người xưa từng nói “có kiêng có lành”. Đừng quá xuề xòa mà có thể ảnh hưởng đến hôn nhân, hạnh phúc gia đình mình.
Kỵ đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra
Người xưa quan niệm rằng nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và hai người không được đeo trước khi hôn lễ diễn ra. Có như vậy gia đình mới hạnh phúc, không bị xáo trộn.
Người châu Âu tin rằng bàn tay trái có một mạch máu đặc biệt, gọi là mạch máu tình yêu. Đeo nhẫn vào ngón ấy thì tình yêu mới bền vững, có thể ăn ở với nhau đến trọn đời.
4 kieng ky khi deo nhan cuoi, co dau chu re nen tranh
 
Kỵ đeo nhẫn cưới ở các ngón tay khác mà không phải ngón áp út
Người La Mã cổ đại thì tin rằng, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch tình yêu (được gọi là vena amoris theo tiếng La tinh) chạy trực tiếp từ ngón này đến trái tim. Vì vậy, đeo nhẫn cưới ngón này như một lời nhắc nhở tình yêu sẽ luôn luôn giữ trong trái tim bạn.
Hơn thế nữa, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay, nên khi đeo chiếc nhẫn tình yêu vào sẽ khiến bạn có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.
Người Trung Quốc lại có cách giải thích khác. Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Ở Việt Nam, các bậc lớn tuổi thường có quan niệm rằng “nam tả, nữ hữu”, nghĩa là đàn ông ở bên trái, phụ nữ ở bên phải. Điều này cũng được áp dụng vào cách đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, để thuận tiện, hầu hết mọi người đều đeo nhẫn tay trái vì tay phải sẽ phải làm nhiều việc, dễ gây xước hoặc mòn nhẫn cưới.
4 kieng ky khi deo nhan cuoi, co dau chu re nen tranh-Hinh-2
 
Kỵ đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau
Có nhiều cô dâu chú rể cho rằng cặp nhẫn cưới chỉ cần đẹp, không cần phải giống hệt nhau. Nhưng điều này rất sai lầm.
Thực tế, đôi nhẫn cưới thường có kiểu dáng giống nhau. Bởi vì cặp nhẫn cưới tương đồng người ta cho rằng, đó là yếu tố quyết định hạnh phúc của đôi bạn, điều quan trọng tình yêu chân thành mà cả hai dành cho nhau.
Kỵ bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Nhẫn cưới là kỉ vật tình yêu thiêng liêng và có ý nghĩa nên thường được các cặp đôi ưu tiên lựa chọn và mua sắm sớm hơn trước lễ cưới cũng như giữ gìn nó suốt cuộc đời như biểu tượng của tình yêu của 2 người.
4 kieng ky khi deo nhan cuoi, co dau chu re nen tranh-Hinh-3
 
Nếu nhẫn quá rộng hoặc quá chật, bạn có thể sửa lại mà không lo sợ việc nới hoặc cắt bớt nhẫn sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của cặp đôi. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bán nhẫn cưới hay làm mất chúng.
Theo Minh Anh/ Em Đẹp