Mời bạn đọc cùng khám phá 5 câu chuyện bí ẩn nhất liên quan đến các món châu báu nổi tiếng trong kho báu của Hoàng gia Nga.
Mũ miện của Munomakh
Đây là món châu báu lâu đời nhất và được bảo quản kỹ càng nhất trong kho báu của Sa hoàng Nga. Những tấm vàng của chiếc mũ này được tô điểm với hơn 40 viên đá quý gồm bích ngọc, lam ngọc, hồng ngọc và ngọc trai (trân châu).
Chưa hết, cạnh mũ còn được phủ bởi một lớp lông chồn. Các Sa hoàng cho rằng chiếc mũ này là một món quà từ hoàng đế Constintine của đế quốc Đông La Mã (Byzantine) tặng cho người cháu trai của ngài là Hoàng tử xứ Kiev, Vladimir Munomakh, người đã cai trị trong suốt thế kỷ 12. Ban đầu bảo vật này đến từ Babylon; nó nằm trong các món bảo vật vô giá của hoàng đế Nebuchadnezzar.
Các hoàng tử Kiev đã đội chiếc vương miện này và rồi truyền nó cho các hoàng tử Vladimir – những người lần lượt trao mũ miện này cho các hoàng tử Moskva là những người đã hợp nhất các vương tử thành một đại quốc thống nhất.
Khái niệm Moskva là một La Mã đế chế thứ 3 đã được cho là hợp lý và nhấn mạnh đến sự cầm quyền của các hoàng tử Moskva. Một giả thuyết thực tế hơn là nói rằng chiếc mũ miện Munomakh vốn bắt nguồn từ loại mũ đội đầu của người Trung Á, có lẽ nó được tạo ra vào thế kỷ 14 bởi các bậc thầy làm vương miện người châu Á và gửi món quà này cho hoàng tử Moskva là Ivan Kalita vì lòng trung thành của ông đối với Khan Uzbek của Hãn quốc Kim Trướng.
Từ đó trở đi, "chiếc mũ vàng" luôn được thừa kế từ người cha sang người con trai cả. Các Sa hoàng Nga chỉ đội chiếc mũ miện này trong suốt thời gian họ sống: khi họ được trao vương miện. Nó được đội lần cuối cùng là vào năm 1682 ngay lễ đăng quang ngai vàng của Vua Ivan V.
Viên kim cương Orlov
Xuyên suốt hầu hết thế kỷ 18, đế quốc Nga được cai trị bởi phụ nữ, và đó là thời kỳ mà hoàng cung trở nên chói ngời hơn lúc nào hết, xét trên nghĩa đen. Nữ hoàng Catherine Đại Đế nổi tiếng là người rất mê các món trang sức. Và cũng không hề ngạc nhiên khi mà trong suốt thời kỳ cai trị của bà, hoàng cung Nga là nơi chứa đựng một trong những viên đá quý nổi tiếng nhất thế giới: viên kim cương Orlov, và đến năm 1774 viên đá này đã trở thành một phần trên quyền trượng của hoàng đế.
Theo truyền thuyết, viên kim cương Orlov có trọng lượng nặng 189,62 karat và được người yêu Grigory Orlov trao tặng cho Nữ hoàng Catherine. Còn có một giả thuyết khác nói rằng chính Nữ hoàng Catherine Đại Đế đã bí mật mua viên đá quý vô giá bằng tiền ngân sách của hoàng cung.
Viên kim cương Orlov được tìm thấy trong một mỏ kim cương ở Golkonda (Ấn Độ) vào thế kỷ 17, chủ nhân lúc đầu của bảo vật này là các hoàng đế của đế quốc Mogul.
Vào khoảng giữa thế kỷ 18, người cai trị Ba Tư là hoàng đế Nader Shah đã xâm chiếm và tiếp quản New Delhi và lấy đi viên kim cương Orlov cùng các châu báu đắt giá khác. Sau đó, viên kim cương Orlov được đặt vào một trong 2 con mắt của pho tượng thần Ranganatha trong một ngôi đền Ấn Độ giáo,nhưng một binh lính Pháp đã bí mật đánh cắp bảo vật.
Người lính này đã tìm cách cải sang đạo Ấn Độ giáo và làm việc chăm chỉ trong ngôi đền để lấy lòng tin của các tín đồ Bà-La-Môn và cũng dễ tiến hành đánh cắp viên kim cương Orlov. Nhờ người lính Pháp này mà bảo vật kim cương đã xuất hiện ở London sau khi qua tay nhiều người trước khi lọt vào bộ sưu tập châu báu của Nữ hoàng Catherine Đại Đế. Ivan Lazarev, người đã bán bảo vật này cho Nữ hoàng.
Viên kim cương Shah
Có một viên kim cương thấm đẫm máu và nhiều bi kịch đã xuất hiện ở Nga. Vào năm 1829, một vị hoàng tử Ba Tư đã mang bảo vật này đến cho Sa hoàng Nicholas I nhằm bồi thường cho vụ hủy hoại Đại sứ quán Nga ở Tehran, và vụ sát hại Alexander Griboyedov khi đó ông là nhà ngoại giao và là tác giả của cuốn sách WoefromWit.
Viên kim cương Shah có trọng lượng 88,7 karat và không được cắt mặt mà chỉ được đánh bóng, ngay giữa nó có một đường rãnh cho thấy đã trải qua tay của một bậc thầy chế tác đá quý. Câu chuyện về bảo vật này bắt đầu trong một mỏ khoáng sản ở Ấn Độ vào giữa thế kỷ 15. 3 cạnh của viên kim cương Shah được khắc tên của 3 chủ nhân là Nizam Shah là nhà cai trị đại đế quốc Mogul-Jahan Shah; và hoàng đế Ba Tư-Fath Ali Shah.
Rất kỳ lạ, cứ hễ mỗi lần khắc tên một người sở hữu viên kim cương Shah là y như rằng nổ ra chiến tranh và hỗn loạn, và viên kim cương qua tay nhiều đời chủ khác. Cái tên cuối cùng được khắc lên viên kim cương Shah là vào năm 1824, sau khi đội quân của vua Shah bị xóa sổ trong cuộc chiến tranh Nga-Ba Tư.
Theo hiệp định hòa bình, lãnh thổ miền Đông Armenia được trao cho Nga và Shah phải trả cho đế quốc Nga khoảng 20 triệu Rúp bạc. Và mặc dù viên kim cương Shah nổi tiếng như là một khoản bồi thường cho sự mất mát của một sứ giả Nga ở Teheran, nhưng giới sử gia tin rằng Hoàng đế Nga nhận nó như một khoản thanh toán bồi thường chiến tranh.
Vương miện Vladimir
Lịch sử của chiếc vương miện kim cương quý giá có đính những viên ngọc trai hình giọt nước này đã là vật hay đội bởi Nữ hoàng Anh-Elizabeth II, nhưng nguồn gốc của nó là của Hoàng gia Nga vào thế kỷ 19. Khoảng năm 1874, Đại công tước Vladimir Alexandrovich, người em trai của Hoàng đế Alexander III, đã gửi chiếc vương miện kim cương làm quà trao cho cô dâu – vợ của ngài – là nữ Công tước Marie xứ Mecklenburg-Schwerin trong đám cưới của họ. Vương miện kim cương vô giá này được chế tác bởi thợ kim cương hoàng cung là Carl Edvard Bolin và nó được nhớ đến với cái tên Vương miện Vladimir (đặt theo tên khách hàng của thợ kim hoàn Bolin).
Sau cuộc Cách mạng tháng 10, nữ công tước Marie đã náu mình ở Kislovodsk và nhờ một phép nhiệm mầu nào đó, bà đã nhận được sự giúp sức của một nhà ngoại giao Anh kiêm nhà khảo cổ tên là Albert Stopford để tuồn nhiều bảo vật ra khỏi nước Nga vào năm 1920. Sau khi nữ công tước Marie qua đời, con gái của bà đã bán các món châu báu cho Hoàng hậu Mary xứ Teck, là vợ chính thức của Vua Anh-George V. Vì thế Nữ hoàng Elizabeth II đã được thừa kế chiếc vương miện kim cương quý giá từ bà nội của mình.
Bộ châu báu của Hoàng đế Nga cuối cùng
Người vợ của Sa hoàng Nicholas II là hoàng hậu Alexander Fyodorovna, là chủ nhân của một bộ sưu tập châu ngọc quý giá. Vị hoàng hậu sở hữu những món đồ độc đáo chẳng hạn như trâm cài đầu Faberge dưới dạng một bông hoa hồng được trang trí kim cương lấp lánh, và 2 chiếc giáo dài 2m được đính những viên ngọc trai to bằng quả nho với kích thước hoàn hảo.
Vào năm 1917, lực lượng Bolshevik đã di chuyển gia đình Sa hoàng Nicholas II đến Siberia, hoàng hậu và các công chúa đã mang đi theo một số món đồ châu báu, họ giấu các loại vòng đá quý dưới quần áo, thay thế cúc áo bằng kim cương, và khâu mọi thứ vào trong những cái nón, dây nhung và đồ lót. Sau khi cả gia đình cựu Sa hoàng bị sát hại, tất cả bảo vật của họ đã bị những người Bolshevik tước đoạt.
Từ năm 1925 đến 1926, một cuốn catalogue mô tả những món châu báu kim cương đã được xuất bản. Nó bao gồm các món châu báu hoàng gia và các loại trang phục quý giá. Cuốn cataloge với 4 phần được xuất bản với các thứ tiếng chính ở châu Âu và được phân bổ cho những người mua tiềm năng.
Vào tháng 10 năm 1926, một đại diện của nghiệp đoàn Anglo-American là Norman Weis đã mua 10 kg châu báu hoàng gia các loại, và chỉ trả với số tiền đúng 50.000 bảng Anh. Norman Weis đã bán một số món châu báu này cho nhà bán đấu giá Christies, nhưng phiên đấu giá các kiệt tác chính đã được thực hiện tại Nhà bán đấu giá châu báu nước Nga tại London vào tháng 3 năm 1927.
Trong số 124 món châu báu bao gồm chiếc vương miện trong đám cưới hoàng tộc Nga, một vương miện với đôi bông tai, và con bươm bướm đính hồng ngọc của Nữ hoàng Catherine Đại Đế.
Theo ANTĐ