5. Hư Trúc
Hư Trúc là một trong 3 nhân vật chính (cùng với Tiêu Phong và Đoàn Dự) của bộ tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ.
Vị hòa thượng này tuy xấu trai nhưng tâm tính hiền lành, tốt bụng. Hư Trúc đã vô tình giải được bàn cờ vây “Trân Lung kỳ trận”, 10 năm nay chưa ai giải được vì thế nên được Vô Nhai Tử – chưởng môn của phái Tiêu Dao – truyền 70 năm công lực và cả đời của ông cho.
Hư Trúc tuy xấu trai nhưng tâm tính hiền lành, tốt bụng.
Về sau trong trận chiến giữa Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy, cả hai cùng chết do kiệt sức trong trận chiến, Hư TRúc được Thiên Sơn Đồng Mỗ trước khi chết truyền ngôi chủ nhân Linh Thứu Cung, đồng thời nhận hết nội lực của cả sư bá Đồng Mỗ và sư thúc Thu Thủy.
Như vậy, với hơn trăm công lực từ ba đại cao thủ trên, Hư Trúc trở thành một trong những người có võ công cao nhất trong Thiên Long Bát Bộ.
4. Thạch Phá Thiên
Hiệp Khách Hành có lẽ là bộ truyện “phiêu” nhất của Kim Dung khi mà những ai đã đọc bộ truyện này đều nghĩ rằng Thạch Phá Thiên có sức mạnh kinh thiên động địa nộ khí phá tan đảo Hiệp Khách. Có người nói mình anh có thể cân hết các siêu nhân như Trương Tam Phong, Vô Danh Tăng hay Độc Cô Cầu Bại.
Thạch Phá Thiên ban đầu có tên là Cẩu Tạp Chủng (chó lộn giống – tên do mẹ nuôi Mai Phương Cô gọi), sau đó được bang Trường Lạc gán cho cái tên là Thạch Phá Thiên. Phá Thiên có hình dáng bên ngoài giống hệt với anh của mình là Thạch Trung Ngọc nên vô tình bị vướng vào hàng loạt rắc rối, ân oán giang hồ do Thạch Trung Ngọc gây ra. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà học được võ công tuyệt thế và được cả giang hồ kính trọng nhờ bản tính thật thà, trung hậu và hào hiệp của mình.
Thạch Phá Thiên sở hữu nội lực siêu hùng hậu từ tuyệt kỹ La Hán Phục Ma Công, một chiêu thức tầm thường nhưng khi được anh thi triển thì trở nên uy mãnh lạ kỳ. Đến cả Trương Tam Lý Tứ, 2 sứ giả thưởng thiện phạt ác từng xưng hùng xưng bá khắp thiên hạ cũng phải khiếp sợ khi thi uống rượu độc với chàng trai Cẩu Tạp Chủng này.
3. Độc Cô Cầu Bại
Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại có lẽ là nhân vật có số phận cô đơn nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Cô đơn không phải vì thiếu người nâng khăn sửa túi, mà thiếu một cao thủ có thể đánh bại được ông. Chủ nhân của Độc Cô Cửu Kiếm vang danh thiên hạ chỉ mong được bại một lần mà không được.
Ông được coi là một trong ba nhân vật mạnh nhất tiểu thuyết Kim Dung, kiếm pháp dường như đã ở cảnh giới cao nhất, có thể dùng bất cứ thứ gì để đả thương đối thủ, kể cả cây cỏ. Và dĩ nhiên, nội lực của Kiếm Ma cũng ở trạng thái đăng phong tháo cực như chính cái tên của ông.
2. Trương Tam Phong
Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, là đạo sĩ sáng lập Võ Đang.
Trong tiểu thuyết của Kim Lão Gia, Trương Tam Phong là người có hình dung cổ quái, tóc dài, râu rậm, mặt đỏ, môi thắm, ăn khỏe như cọp, đi nhanh như gió cuốn. Kim Dung rất đề cao nhân vật này khi nói rằng Trương chân nhân ngàn năm trước không ai hơn và ngàn năm sau cũng chẳng ai sánh bằng.
Ông được sư phụ của mình là Giác Viễn Thiền Sư truyền cho 5 – 6 thành của môn Cửu Dương Thần Công. Nhờ trí thông minh và ngộ tính kỳ tài của mình, chỉ trong 10 năm, nội lực của Trương Tam Phong đã đăng phong tháo cực, thiên hạ khó ai bì kịp.
Không chỉ có thế, Trương Tam Phong còn sáng tạo ra một kho võ công mang tên Cửu Tiêu Chân Kinh, nó sử dụng cương nhu nhị kình giống như Thái Cực để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn lại, sức mạnh được sáng ngang Dịch Cân Kinh.
1. Vô Danh Thần Tăng
Mặc dù xuất hiện một cách khiêm tốn với bộ áo cà sa cũ kỹ nhưng Vô Danh Thần Tăng đã khiến tất cả các đại cao thủ trong Tàng Kinh Các phải một phen bất ngờ khi nắm giữ rất nhiều bí mật của Cưu Ma Trí, Mộ Dung Bá hay Tiêu Viễn Sơn.
Ông mạnh đến mức mà một chưởng lấy mạng Mộ Dung Bá, kình lực đánh lén của Cưu Ma Trí hay nộ khí của Mộ Dung Phục chỉ như gió thoảng vào nhà trống. Đến cả Hàng Long Thập Bát Chưởng của Tiêu Phong cũng chỉ gây đôi chút khó dễ.
Nội lực của Vô Danh Thần Tăng đã đạt mức Lô Hỏa Thần Thanh, vượt xa giới hạn của con người. Chỉ cần một cái hất tay cũng khiến cho đệ nhất cao thủ nước Thổ Phồn phải thổ huyết rồi chết. Không chỉ có vậy, nội thương nghiêm trọng của Mộ Dung Bá hay Tiêu Viễn Sơn cũng được ông hóa giải chỉ trong vài canh giờ.
Theo Hoài Phương/Võ thuật