6 điều người nghèo luôn làm còn người giàu thì không

Google News

Người nghèo xem tivi, còn người giàu đọc sách. Người nghèo mải tiết kiệm, người giàu đầu tư vì họ hiểu rằng tiết kiệm không sinh lời.

Theo trang Fearless, chuyên gia tư vấn Dan Lok chỉ ra những sự khác biệt trong thói quen sinh hoạt, quan niệm sống của người giàu và người nghèo:
1. Người nghèo xem tivi, còn người giàu đọc sách
Người đàn ông giàu thứ ba thế giới Warren Buffett đọc trung bình 500 trang sách mỗi ngày, ông biết rằng kiến thức có được là vô giá.
Trên thực tế, đó là thói quen bình thường của những người thành công trên thế giới: họ cho rằng đọc càng nhiều càng tốt.
Thế nên tốt nhất là tắt tivi đi, chọn cho mình một cuốn sách giúp cải thiện bản thân và bắt đầu quá trình trở thành một phiên bản tốt nhất của chính bạn.
6 dieu nguoi ngheo luon lam con nguoi giau thi khong
Đừng quên, bạn tạo ra vận may cho chính mình. Ngừng mơ mộng và hãy bắt tay ngay vào hành động.
Thành công không phải là một món xổ số, bạn không thể thành công chỉ nhờ vào mơ mộng. Bạn chỉ trở nên thành công nhờ vào việc liên tục hành động với quyết tâm cao độ mà thôi.
4. Người nghèo luôn tin rằng đồng tiền là xấu xa
Đồng tiền có thể được sử dụng vào mục đích tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, với người giàu có, tiền chỉ là một phương tiện.
Những người tin rằng đồng tiền là xấu xa, thực tế chỉ lấy đó là lý do bào chữa, vì họ sợ không thực hiện được giấc mơ của chính mình.
Đừng quên, trở nên giàu có đi cùng với đặc quyền có thể giúp đỡ mọi người, và làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.
5. Người nghèo đổ lỗi cho kẻ khác, người giàu nhận trách nhiệm
Đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến bạn giảm sức mạnh của chính mình. Bất kể thách thức phải đối mặt là gì đi nữa, trách nhiệm của bạn là thay đổi nó.
Những người giàu có thêm sự tự tin từ việc hiểu rằng cuộc sống của họ nằm trong tay họ, vì thế, nếu muốn cuộc sống tốt hơn, cần phải cố gắng nhiều hơn.
6. Người nghèo được trả tiền dựa trên thời gian lao động. Người giàu được trả dựa trên kết quả lao động
Điều quan trọng mà bạn cần hiểu là: kết quả công việc cuối cùng chính là đồng tiền mà bạn có được, không phải là công sức bạn bỏ ra.
Vấn đề không phải là bạn là người giỏi nhất trong một công việc nào đó, mà chính là nếu bạn không có đóng góp lớn hơn về mặt tổng thể và đạt được kết quả lao động được đánh giá cao hơn, bạn sẽ chỉ được trả một con số nhất định mà thôi.
Vì thế, đừng ngại trước những bước đột phá, gây ấn tượng cho mọi người.

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Theo PV/Arttimes