Bàn thờ là nơi thừ cúng linh thiêng của người Việt. Đây là nơi bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với các vị Thần Phật, tổ tiên, những người thân đã khuất.
Tuy nhiên, khi thờ cúng, có những thứ không nên để trên ban thờ.
Đồ giả
Theo người xưa quan niệm, bày đồ giả (hoa giả, quả giả, tiền giả...) lên bàn thờ là sẽ mang tội bất kính với ông bà, tổ tiên. Việc bày đồ giả là thể hiện thái độ không thành tâm, hời hợt vì nghĩ những thứ này có thể để được lâu, ít phải lau dọn...
Những đồ dâng lên bàn thờ phải đều là 'thật', đẹp đẽ, trang nghiêm thì mới có thể xin người trên ban may mắn, phúc lộc cho con cháu được. Do đó, đừng quá tiết kiệm mà dùng đồ giả vì gửi đồ giả người khuất sẽ không nhận được và cho rằng con cháu lãng quên mình. Việc này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
Chân hương vòng
Tuyệt đối không được tự tiện cắm chân hương vòng vào bát hương trên bàn thờ. Bởi từ trước tới nay, chỉ ở các nơi thờ tự đền chùa, đình, phủ mới cho cắm que sắt vào bát hương để thắp hương vòng thôi.
Theo các nhà tâm linh thì các đồ kim loại như lư đồng, chân nến, que sắt... khi cắm vào bát hương hay đặt trên bàn thờ thì không hề tốt cho sức khỏe của gia chủ. Do đó, nếu muốn thắp hương vòng thì hãy đốt ở ngoài bát hương, đặt trên đĩa là được.
Giấy tiền vàng mã
Giấy tiền vàng mã chỉ có thể dâng cúng chứ không nên để quá lâu trên bàn thờ. Khi cúng xong cần phải đem hóa vàng ngay thì ông bà mình mới nhận được. Không nên để chúng ở lại kẻo "hết thiêng", khi đốt đi không được hanh thông, không tới được tay người nhận khiến con đường tài chính, tài lộc của gia đình bị cản trở.
Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương
Bát hương chỉ được phép dùng tro chứ không ai được lấy cát thay thế. Hành động này sẽ khiến cho gia đình bị tổ tiên khiển trách mà gặp nhiều điều khó khăn, gia đình lục đục, sức khỏe suy yếu. Bát hương phải được bốc bằng tro sạch đốt từ rơm nếp hay rơm tẻ và đã qua sàng lọc loại bỏ tạp chất kỹ càng.
Không nên thờ 3 họ trên bàn thờ
Như đã nói ở trên, bàn thờ chỉ nên thờ quan thần linh, thổ công, táo quân trong gia đình và thờ hai bên họ nội, ngoại, ngoài ra không nên thờ thêm. Họ nội đặt ở bên trái còn họ ngoại thì đặt ở bên phải.
Một số gia đình có thể lập thêm bàn thờ phụ để thờ bà cô hoặc ông mãnh (người mất lúc còn trẻ) điều này hoàn toàn bình thường và sẽ giúp mọi thứ được tốt hơn.
Một số loại hoa
Một bình/ lọ hoa tươi là không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên, không phải muốn đặt hoa gì lên đó cũng được đâu, đặc biệt là các loại hoa sau:
-Hoa ly: Tuy rực rỡ, thơm ngát nhưng người ta vẫn kiêng dùng thờ cúng trên bàn thờ vì sợ sự ly tán, chia ly.
- Hoa đại: Theo dân gian thì hình dáng hoa này giống như bộ phận nhạy cảm của phụ nữ nên tuyệt đối không được sử dụng. Hơn nữa, loại cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của nhiều hôn ma, rất nguy hiểm, không nên mang vào nhà.
- Cúc vạn thọ: Loài hoa này nhìn thì tươi tắn, đẹp đẽ nhưng lại không được phép đặt lên bàn thờ do có mùi hôi khó chịu sẽ khiến "người trên" không vui.
- Hoa râm bụt: Tuy có màu đỏ đẹp nhưng vì có chữ "râm" đằng trước nên cũng phải loại bỏ.
- Hoa phong lan: Chữ "phong" gần nghĩa với phong tình, phóng tùng nên không phù hợp để thờ cúng.
Theo Thạch Thảo/ Khoevadep