1. Gối cũ
Theo nghiên cứu về hen suyễn, dị ứng và miễn dịch học ở Mỹ, khoảng 10% người Mỹ bị dị ứng và mẫn cảm với bụi có xu hướng lưu lại trong gối cũ. Điều tương tự xảy ra từ nệm cũ và chăn. Tất nhiên, bụi bẩn không "cắn" chúng ta, nhưng chúng có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
2. Gương
Gương là một phần thiết yếu của nhiều ngôi nhà. Nhưng đối với gương bị vỡ, rạn nứt, hay quá cũ thì bạn nên cân nhắc sử dụng. Trong phong thủy, gương vỡ là đồ dùng đại kỵ vì nó đem lại điều không tốt cho gia chủ.
3. Đồng hồ chết
Đồng hồ vốn tượng trưng cho dòng chảy thời gian, sự sống. Vì bất cứ lý do gì mà đồng hồ chết thì nó sẽ kéo theo sự không may mắn, mất mất, thậm chí là tang tóc.
Nếu không muốn vứt bỏ chiếc đồng hồ đã chết nhưng đắt tiền hoặc gắn liền với kỉ niệm quan trọng nào đó, bạn nên mang chúng đi thay pin, sửa lại ngay lập tức để không ảnh hưởng đến vận mệnh của bản thân và các thành viên trong gia đình.
4. Lịch cũ
Cuốn lịch tượng trưng cho sự trôi chảy, luân chuyển liên tục. Nếu giữ lại những tấm lịch cũ sẽ gây ra sự thụt lùi, trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm ăn của gia đình, dù có vất vả, chăm chỉ đến đâu cũng vẫn ngày càng nghèo đi.
Để mọi việc được thuận buồm xuôi gió, cứ hết 1 ngày bạn nên xé bỏ tờ lịch cũ và khi hết 1 năm thì nên thay bằng cuốn lịch mới ngay.
4. Thức ăn thừa còn sót lại trong tủ lạnh
Theo tiến sĩ Michael P. Doyle, giám đốc trung tâm thực phẩm an toàn Đại học Georgia đối với thực phẩm dễ hư hỏng có chứa thành phần động vật, cách tốt nhất là ăn ngay hoặc vứt bỏ, cùng lắm là bảo quản đông lạnh chỉ trong vòng 3 ngày.
Đặc biệt vi khuẩn Listeria là sinh vật ngộ độc nguy hiểm, có thể gây viêm màng não, sảy thai, thậm chí tử vong. Nó có khả năng sinh sản nhanh, số lượng có thể lên đến hàng triệu con khi ở trong tủ lạnh 3 tuần.
5. Đồ để ăn uống cũ, bị vỡ, sứt mẻ
Hiện nhiều gia đình vẫn giữ thói quen tiết kiệm bằng việc sử dụng đồ đã cũ, sứt mẻ thay vì vứt bỏ như bát, cốc, đĩa... Về mặt phong thủy, việc tái sử dụng bát, đĩa cũ không đem lại may mắn cho gia chủ.
Các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.
Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
|
Ảnh minh họa. |
6. Thớt ăn
Mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt sau một thời gian sử dụng, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng nên thay thớt một lần, khi dùng tốt nhất nên tráng qua nước sôi.
Hơn nữa, sau khi sử dụng, thớt cần được rửa với nước rửa chén và bàn chải để làm sạch phần thức ăn thừa bám trên mặt thớt và phải dựng hoặc treo lên cho thật khô.
7. Giày và quần áo cũ
Điều này có vẻ như ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn giữ thói quen mang giày và trang phục rất cũ. Hãy quẳng chúng đi ngay ngày hôm nay. Giày cũ có thể ảnh hưởng đến bàn chân và cơ bắp chân, và những mảnh sợi cũ của quần áo có thể gây kích ứng da. Mọi thứ đều có thời hạn sử dụng, đừng chỉ vì đôi giày hay bộ quần áo đắt tiền đã cũ mà không nỡ vứt.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Vân Anh/Khỏe Đẹp