Những người hâm mộ Tam Quốc chắc chắn đều biết Quách Gia là một mưu sĩ kỳ tài dưới chướng Tào Tháo, thậm chí không ít ý kiến đánh giá rằng, tài năng của Quách Gia còn vượt cả Gia Cát Lượng.
|
Quách Gia được mệnh danh là "quỷ tài" và được cho là đệ nhất mưu sĩ của Tào Tháo. |
Gia Cát Lượng thì có lẽ không phải nói nhiều. Nhà Thục Hán thời hậu kỳ gần như phải dựa vào sự chống lưng của mưu sĩ tài ba này.
Lưu Bị sau khi có được Gia Cát Lượng cũng như hổ mọc thêm cánh, từ bàn tay trắng có thể hùng cứ một phương.
Tuy nhiên, thời điểm Lưu Bị "tam cố thảo lư" mời Gia Cát Lượng xuất sơn lại đúng lúc Quách Gia qua đời.
Vì vậy mà hậu thế mới xuất hiện lời đồn đại "Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất". Ý muốn đề cao tài năng của vị mưu sĩ được gọi là "quỷ tài" này khiến Gia Cát Lượng cũng phải khiếp sợ.
Thế nhưng suy cho cùng, Gia và Lượng chưa có tỷ thí trực tiếp, cũng không xuất hiện tại cùng một thời điểm nên khó có thể kết luận ai là người giỏi hơn.
Trong thời gian làm việc cho Tào Tháo, Quách Gia đã đề xuất rất nhiều chủ ý, ví dụ như "Thập thắng thấp bại luận" khích lệ tinh thần Tào Tháo đánh Viên Thiệu.
Lúc Tào Tháo nản chí muốn rút quân khi mãi không thể đánh bại Lữ Bố, Quách Gia khuyên ông nên tiếp tục kiên trì, quả nhiên không lâu sau Lữ Bố thất thủ. Trước đại chiến Quan Độ, Quách Gia dự đoán Tôn Sách sẽ chết dưới tay tiểu nhân, sự việc sau đó thực sự ứng nghiệm.
Quách Gia khi đó được coi là mưu sĩ số một của quân đội Tào Ngụy, chỉ tiếc anh tài đoản mệnh. Vào lúc Tào Tháo chinh phạt Ô Hoàn, do hành trình quá dài cùng với thời tiết biến hóa dị thường, cuối cùng Quách Gia bệnh mất ở tuổi 37.
Thời điểm này cũng đúng lúc Lưu Bị vừa thành công mời Gia Cát Lượng xuống núi phò trở đại nghiệp. Thế nên mới hình thành cảm giác ngộ nhận, cho rằng Gia Cát Lượng sợ Quách Gia.
Tuy nhiên nếu nói theo cách đó thì vẫn còn vị mưu sĩ khác, mà nếu người này không chết thì Quách Gia sẽ chẳng có cơ hội được thể hiện tài năng của mình.
Quách Gia ban đầu là người của Viên Thiệu, những vì nhận ra Thiệu là một người khó thành đại nghiệp nên mới chuyển sang đầu quân cho Tào Tháo.
Tuân Úc chính người tiến cử Quách Gia, nhưng nguyên nhân là do Hí Chí Tài - đệ nhất mưu sĩ của Tào Tháo khi đó vừa mới qua đời.
|
Tào Tháo vốn đã là một nhà quân sự đại tài, nhưng bên cạnh vẫn luôn có rất nhiều kỳ nhân dị sĩ. |
Ngay khi Đổng Trác được lên làm Thái sư, Chí Tài đã sớm nói với Tào Thào: "Đổng Trác trời sinh tàn bạo, không được lòng người, sớm muộn gì cũng bị tiểu nhân giết hại, dù cho may mắn sống sót, cũng không tạo được cơ đồ".
Đồng thời ông con khuyên Tào Tháo nhanh chóng rời khỏi Lạc Dương để tránh gặp phải bị kịch dưới tay Đổng Trác.
Một lần khác, khi đem quân đi đánh Đào Khiêm, Tào Tháo ra lênh cho Trần Cung và Trương Mạc trấn thủ Duyện Châu.
Chí Tài ra sức can ngăn: "Hai người Trần Cung, Trương Mạc không thể đảm đương việc này, xin chúa công chọn vị tướng khác ở lại trấn thủ", nhưng Tào Tháo không nghe.
Quả nhiên không ngoài sự lo lắng của Chí Tài, sau khi Tào Tháo xuất binh, Trần Cũng và Trương Mạc tạo phản, mở cửa đó Lữ Bố vào Duyện Châu.
May có Tuân Úc và Trình Dục kịp thời ứng cứu, Tào Tháo mới giữ lại được ba thành trì.
Hí Chí Tài sau lâm trọng bệnh mà qua đời. Tam Quốc Trí ghi chép rằng:
Thái Tổ nói với Tuân Úc: "Kể từ ngày Hí Chí Tài qua đời, ta gần như không có ai để cùng bàn bạc những kế hoạch quan trọng.
Ngươi ở khu vực Dĩnh Xuyên bấy lâu, có nhiều bậc kỳ sĩ, xem ai có thể thay thế nhiệm vụ của Hí Chí Tài được không?".
Vì vậy mà sau này Tuân Úc mới tiến cử tiến cử Quách Gia cho Tào Tháo.
Thế nên bên cạnh ý kiến "Quách Gia không chết, Gia Cát Lượng không xuất sơn", nhiều người cũng cho rằng nếu Chí Tài không yểu mệnh, Quách Gia chưa chắc đã có cơ hội vươn lên để trở thành “đệ nhất mưu sĩ” của Tào Tháo.
Theo PV /Đời Sống & Pháp Luật