Năm 1774, động cơ hơi nước được phát minh, mở đầu cho một kỷ nguyên mới. Cũng trong thời gian đó ô tô hơi nước cũng xuất hiện. Lúc này, Trung Quốc đang ở thời Càn Long nhà Thanh, phương tiện đi lại của người dân vẫn là xe ngựa được phát minh ra cách đó hơn 4.000 năm.
Năm 1885, chiếc ô tô động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới ra đời tại Đức. Carl Benz đã kết hợp tất cả những thứ tân tiến nhất để tạo ra chiếc xe này. Sau khi nhà Thanh mở cửa đất nước, những thành tựu của nước ngoài cũng bắt đầu du nhập vào.
Từ Hi Thái hậu khi đang nắm quyền thường nhận được những bảo vật quý hiếm từ khắp nơi. Để có được nụ cười của Từ Hi, nhiều người đã phải chi rất nhiều tiền cho những món đồ độc - lạ.
Năm 1901, trong bữa tiệc sinh nhật của Từ Hi Thái hậu, Viên Thế Khải, người hầu thân cận của bà, đã đặc biệt mua một chiếc 'siêu xe' từ Mỹ và tặng cho Thái hậu với giá 10.000 lạng bạc. Chiếc xe này có 'thân thế' không hề đơn giản.
Đó là một chiếc xe động cơ xăng do Duriet, cha đẻ của xe hơi người Mỹ, chế tạo ra và chỉ có 13 chiếc trên thế giới. Mặc dù Từ Hi không hiểu ô tô là gì, nhưng bản năng tò mò về những thứ mới lạ khiến bà không thể kìm lòng được trước món quà này.
Được biết đây là một chiếc xe cổ điển bằng gỗ màu đen, bốn bánh xe được làm bằng gỗ nguyên khối màu vàng, bề ngoài giống như một chiếc xe ngựa mở.
Ngoại hình của chiếc xe là sự kết hợp giữa xe ngựa và ô tô hiện đại. Nó có những bộ phận mà một chiếc ô tô đáng ra phải có, nhưng xung quanh trống rỗng, nửa kín nửa hở, phần đầu có mái che mưa gió. Ghế trước chỉ dành cho một người và ghế sau dành cho hai người. Mặc dù chiếc xe này có tốc độ tối đa chỉ 19 km/h, nhưng nó đã thuộc loại hàng đầu tại thời điểm đó.
Để Từ Hi Thái hậu có trải nghiệm tốt với chiếc xe mới, Viên Thế Khải đã đặc biệt thuê một tài xế ô tô có kinh nghiệm người Đức. Sau khi xe vừa chạy, bà đã rất ngạc nhiên và không ngớt lời khen ngợi bảo vật.
Một thời gian sau, người tài xế Đức được miễn chức, thay vào đó là một người Trung Quốc, người này tự nhận mình có thể lái xe. Khi anh ta nhậm chức chưa được bao lâu thì xảy ra một vụ tai nạn: Anh ta đã lỡ tay đâm chết một thái giám và còn bị Từ Hi bắt gặp.
Sau sự cố đó, chiếc xe đã bị Từ Hi ném trong Cung điện Mùa hè ở Tử Cấm Thành và không bao giờ được sử dụng nữa. Chiếc xe này đã trở thành một món đồ cổ lâu đời bất chấp thời tiết và được mệnh danh là 'chiếc xe số một của Trung Quốc'.
Năm 2005, đại diện của Mercedes-Benz đến Trung Quốc để hợp tác kinh doanh và thậm chí có ý tưởng muốn mua lại với giá của 10 chiếc xe hiện đại nhưng bị ban quản lý bảo tàng từ chối. Xét cho cùng, chiếc xe này là một di tích văn hóa nên đương nhiên không thể giao cho Mercedes-Benz.
Trong quá trình điều tra lại, các chuyên gia tìm thấy bằng chứng cho thấy chiếc xe này không phải do Mercedes-Benz sản xuất. Chiếc xe cũ của Từ Hi Thái hậu thậm chí còn xuất hiện sớm hơn cả xe Ford của Mỹ. Bởi vậy ý nghĩa lịch sử của chiếc 'siêu xe' này càng được nâng tầm.
Theo Thuy Anh/Pháp luật & Bạn đọc