1. Lời di ngôn đầy ẩn ý khiến Thái hoàng Thái hậu không được chôn cất suốt gần 4 thập kỷ
Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu xuất thân trong gia tộc Mông Cổ cao quý mang dòng dõi trực hệ của em trai Thành Cát Tư Hãn.
Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu từng là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Bà cũng là thân mẫu của vua Thuận Trị và là tổ mẫu của Khang Hi đế.
Sinh thời, vị Thái hoàng Thái hậu này được biết đến với tài trí hơn người và bản lĩnh chính trị thuộc hàng xuất chúng. Bà cũng được sử sách tôn vinh là nhân vật có sức ảnh hưởng và đặc biệt là có đóng góp to lớn trong việc ổn định nội bộ Thanh triều trong buổi đầu lập quốc.
Chính sử Đại Thanh vẫn thường ca tụng và đánh giá vị Hiếu Trang với những lời lẽ rất tích cực. Có ý kiến còn khẳng định, bà đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của vương triều Mãn Thanh, đồng thời còn đặt nền tảng vững chắc để Khang Hi mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng là "Khang – Càn thịnh thế" sau này.
Mặc dù từng là người đứng sau của hai vị Hoàng đế là Thuận Trị và Khang Hi, nhưng Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu không lợi dụng cơ hội để chiếm quyền nhiếp chính mà chỉ âm thầm giúp nhà vua cân bằng các thế lực trong triều.
Cũng bởi điều này mà bà thường được hình dung là một nhân vật có tính cách đối lập và sở hữu tài năng, nhân cách vượt xa Từ Hi Thái hậu – người bị cho là phải chịu trách nhiệm chính trong việc khiến vương triều Đại Thanh sụp đổ.
Khác với một Từ Hi thích xa hoa lãng phí và ham mê quyền lực, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu thường được ca tụng bởi nhiều phẩm chất đáng quý và bản lĩnh chính trị xuất sắc.
Thế nhưng dù đã từng được sử sách nhắc tới với nhiều lời tán dương, Hiếu Trang vẫn được biết tới là một nhân vật sở hữu cuộc đời có nhiều ẩn tình.
|
Ảnh minh họa. |
Trong số những giai thoại về đời sống riêng tư của bà, nổi tiếng nhất phải kể tới mối quan hệ đặc biệt giữa Hiếu Trang và Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng Hiếu Trang cũng là một trong số những phi tần bất hạnh nhất của lịch sử Đại Thanh. Bởi lẽ ngay cả khi sắp buông tay trần thế, bà cũng không muốn hợp táng với người chồng Hoàng Thái Cực của mình.
Giả thiết này cũng không phải không có cơ sở, bởi theo chính sử Thanh triều, trước lúc Hiếu Trang qua đời, bà đã để lại dặn dò người cháu Khang Hi của mình với nội dung như sau:
"Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta đã dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi".
Theo đó, Hiếu Trang đã lấy lý do không muốn kinh động đến Thái Tông để dặn dò cháu ruột không hợp táng bà với chồng mình. Cũng theo di nguyện của vị Thái hoàng Thái hậu ấy, bà muốn được an táng gần Hiếu lăng – tức nơi an nghỉ của con trai là Hoàng đế Thuận Trị.
Chính lời trăn trối trên đã khiến hậu thế không khỏi hoài nghi về tình cảm vợ chồng giữa Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực. Thế nhưng thực tế, di ngôn của bà không chỉ khiến người đời sau hoài nghi mà còn làm cho bản thân Khang Hi đế lúc bấy giờ cũng rất mực đau đầu và khó xử.
Đây cũng là nguyên nhân khiến thi thể của Thái hoàng Thái hậu Hiếu Trang dù đã qua đời gần 40 năm vẫn chưa thể an táng vì chẳng tìm được nơi thích hợp.
2. Chuyện tình bí ẩn của Hiếu Trang thái hậu và nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn
Hiếu Trang thái hậu gả cho nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn, chuyện này là một trong tam đại nghi án lớn nhất lịch sử triều Thanh. Trong chính sử nhà Thanh chắc chắn sẽ không ghi chép lại chuyện này, vì vậy rất khó khám phá ra chân tướng sự việc.
Dân tộc Mãn vốn là dân tộc du mục, có phong tục truyền thống nối hôn, nếu chẳng may anh chết, chị dâu sẽ được gả cho em trai. Hơn nữa, Hiếu Trang hoàn toàn có cơ sở đến với nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn bởi lý do chính trị.
Dựa theo tổ chế, nếu như Hiếu Trang không gả cho Đa Nhĩ Cổn, sau khi Hoàng Thái Cực băng hà, bà phải hợp táng cùng với chồng. Thế nhưng sau khi Hoàng Thái Cực mất, Hiếu Trang không những không bị tuẫn táng theo, cũng không bị đưa đến hoàng lăng bầu bạn với người chồng quá cố. Bà thậm chí còn không đi vào hoàng lăng thăm viếng.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp