Bày thứ này trên bàn thờ Tết mang tội bất kính, tài lộc hao hụt

Google News

Theo phong thủy, không được bày hoa giả trên bàn thờ. Đây là một trong số những đại kỵ mà nhiều người mắc phải.

Về cảm quan, có những thứ trông đẹp hoặc đắt đỏ nhưng không phù hợp bày trên bàn thờ. Dưới đây là những thứ đó:

Quả giả

Quả bày trên bàn thờ không được dùng quả giả dù cho chúng đẹp đến mấy. Nhiều người cho rằng những đĩa quả giả "trông như thật" ấy bày trên bàn thờ rất "đẹp mắt" và để được lâu nên bày trên bàn thờ cả năm trời, thậm chí từ năm này qua năm khác.

Điều này vô tình làm bàn thờ mất đi sinh khí cũng như ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ. Vì vậy, hãy chọn những loại quả còn tươi ngon, lau rửa sạch sẽ để bày trên bàn thờ. Khi nào chúng có dấu hiệu héo hoặc thối cũng cần loại bỏ ngay.

Bay thu nay tren ban tho Tet mang toi bat kinh, tai loc hao hut

Tuyệt đối không đặt hoa quả giả lên bàn thờ.

Hoa giả

Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng dù là ngày mùng 1, Rằm hay giỗ chạp, lễ Tết, kiêng kỵ chưng hoa giả trên bàn thờ. Nếu muốn chưng hoa, nên bày hoa tươi và mới.

Hoa tươi sẽ mang lại sinh khí cho bàn thờ, ngược lại hoa giả sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tịnh cũng như linh thiêng của bàn thờ. Mặc dù, việc thờ cúng cốt ở lòng thành, mong muốn dâng những vật phẩm đẹp lên bề trên nhưng dù vậy, với hoa bày trên bàn thờ, gia chủ nên bày hoa thật để tạo được sự ấm áp.

Bay thu nay tren ban tho Tet mang toi bat kinh, tai loc hao hut-Hinh-2

Những loại hoa giả dù đẹp đến mấy cũng là "hoa chết" không có tác dụng gì trong việc mang lại nguồn sinh khí cho không gian thờ cúng. Đồng thời các loại hoa giả bày trên bàn thờ cũng khó vệ sinh, về lâu dài ảnh hưởng đến sự sạch sẽ, thanh tịnh.

Bên cạnh đó, khi cắm hoa trên bàn thờ, nếu hoa héo úa hoặc khô gãy cần loại bỏ ngay. Để hoa héo úa hoặc thối tàn trên bàn thờ thể hiện sự vô tâm, bất kính đối với tổ tiên cũng như thần linh.

Các loại "cành vàng lá ngọc", lông công

Ở các cửa hàng đồ thờ cúng, hàng mã hoặc các quầy hàng gần đền chùa thường bán nhiều các loại "cành vàng lá ngọc". Nhiều người thường mua các cành này cùng đồ mã để dâng cúng, sau đó hạ lễ thì "xin lộc" này mang về nhà để chưng lên bàn thờ mong được tài lộc, tiền bạc dư dả.

Khoan xét đến việc những cành vàng lá ngọc này có bị vong tà "theo về" hay không, mà bản chất chúng là đồ giả, trong có vẻ lấp lánh đẹp mắt lúc ban đầu nhưng việc cắm trên bàn thờ đều không tốt.

Bay thu nay tren ban tho Tet mang toi bat kinh, tai loc hao hut-Hinh-3

Tốt nhất khi lễ lạt xong ở chùa nên hóa luôn. Bởi các loại cành vàng lá ngọc này thực chất cũng chỉ là một loại đồ mã.

Tiền vàng giả, đồ mã

Đặt tiền vàng hay đồ mã lên bàn thờ không sai tuy nhiên để trên bàn thờ cả năm thì không đúng. Nhiều gia đình có thói quen đặt đồ mã trên bàn thờ sau mỗi lần dâng lễ nhưng lại không hóa đi. Điều này không nên chút nào, mỗi lần đặt vàng mã cần được hóa luôn, thay bằng đồ mới sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, thanh tịnh. Hơn nữa, hạn chế đặt tiền vàng hay đồ mã lên bàn thờ, thay vào đó trong các lần dâng lễ, nên hóa luôn.

Bay thu nay tren ban tho Tet mang toi bat kinh, tai loc hao hut-Hinh-4

Theo nhiều niềm tin dân gian, có người cho rằng, nếu cuối năm, vào dịp ông Công ông Táo không hóa hết tiền vàng, đồ mã thì trong năm mới công việc, làm ăn sẽ gặp nhiều khó khăn. Dù sao đây cũng chỉ là niềm tin trong tín ngưỡng thờ cúng, không bàn đến việc đúng sai nhưng việc một thứ đồ giả để quá lâu trên bàn thờ sẽ ảnh hưởng đến sự thanh tịnh và trang nghiêm trên đó.

*Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại. Thông tin mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật