Mọi người đều biết rằng thời kì trung cổ ở Phương Tây hay phong kiến ở phương Đông, các hình phạt cho những kẻ mà cộng đồng kết án là có tội đều vô cùng tàn nhẫn và đáng sợ.
Nếu ở phương Tây, người ta có thể dễ dàng đưa những người bị kết án làm phù thủy, tà giáo lên giàn thiêu, giá chặt đầu thì ở phương Đông, việc trừng phạt những kẻ bị coi là có tội nhiều khi còn không cần được chính quyền địa phương kết án.
Một loại hình phạt được dùng chủ yếu cho phụ nữ tại những ngôi làng, dòng họ phổ biến thời phong kiến đó là "bỏ rọ trôi sông" (dìm lồng heo). Đây được coi là hình phạt hủy hoại người phụ nữ cả về thể xác lẫn tinh thần.
|
Bỏ rọ trôi sông là hình phạt tàn nhẫn dành cho phụ nữ dưới thời phong kiến. |
Chiếc rọ được dùng cho hình phạt này thường được dùng để nhốt lợn. Những phụ nữ vi phạm các quy định lễ giáo phong kiến như phản bội chồng, thông dâm... bị coi là "vi phụ đức" (vi phạm yêu cầu đạo đức dành cho phụ nữ - BTV) sẽ bị nhốt trong rọ (có bỏ thêm đá cho nặng), rồi thả cho chết chìm dưới sông trong sự chế nhạo của người đời.
|
Người thợ lặn đã có phát hiện kinh hoàng dưới lòng sông... |
Năm 2012, tại Quảng Đông, một thợ lặn đã vô tình phát hiện dưới lòng sông hàng trăm thi hài người chết. Quá sợ hãi, anh ta vội vã lên bờ và báo cảnh sát.
Sau khi cảnh sát đến và điều tra, họ nhận thấy những thi hài này có khả năng đã tồn tại từ hàng trăm năm trước. Tôn trọng việc bảo tồn lịch sử, họ đã báo cho các chuyên gia khảo cổ để tới hiện trường xem xét đống hài cốt này.
|
... hàng trăm thi hài phụ nữ chết do hình phạt thời xưa. |
Sau khi cho trục vớt tất cả thi hài, các chuyên gia đã điều tra từ những tài liệu cổ của địa phương và nguyên nhân gây ra cái chết của những người này và đi đến xác định: Phương pháp gây tử vong của họ rất giống với hình phạt "bỏ rọ trôi sông" thời xưa.
Trong các tài liệu cổ của địa phương, hình phạt này đã được nhắc đến nhiều lần, áp dụng cho các ngôi làng xung quanh đó. Phần lớn số thi hài được xác nhận là xương cốt của phụ nữ, chỉ có một số rất ít trong đó thuộc về nam giới.
|
Nếu một đôi nam nữ bị phát hiện "tư bôn" (bỏ trốn để sinh sống với nhau không theo quy định của làng nước - BTV), sẽ phải chịu hình phạt bỏ vào rọ lợn cho chết chìm dưới sông. |
Theo những gì được mô tả, người phạm tội sẽ bị xiềng bằng xích sắt và nhốt trong chuồng lợn. Sau một tuần bị đưa đi diễu hành cho công chúng phỉ nhổ ở những ngôi làng xung quanh, cô ta sẽ bị bỏ vào rọ và ném xuống đoạn sông này.
Còn vì sao hài cốt phụ nữ nhiều nhất là do trong xã hội phong kiến cổ đại, địa vị của phụ nữ là thấp nhất. Chỉ cần có một chút bất tuân theo, họ dễ dàng bị những người (đàn ông) có quyền lực tại địa phương kết tội bằng cái chết nhục nhã là "bỏ rọ trôi sông".
|
Hình phạt man rợ này đã kéo dài hàng trăm năm, gây ra bi kịch cho biết bao người phụ nữ. |
Theo điều tra sơ bộ của các chuyên gia, số thi hài phụ nữ được phát hiện dưới lòng sông vào khoảng hơn 200 người, đó là chưa kể số thi hài đã bị hủy hoại do thời gian dài bị ngâm trong nước, bị cuốn đi nơi khác theo thời gian.
Những con người xấu số này, dù là thật có tội hay bị oan sai, đều cho thấy sự tàn khốc của chế độ phong kiến đối với người phụ nữ. Cái chết bi thảm của họ thậm chí còn không được chính quyền coi trọng và ghi vào sổ quan án (sổ ghi lại những vụ xử án của quan lại địa phương - BTV).
Ngôi làng, dòng họ mà người phụ nữ sinh sống được toàn quyền quyết định và thực thi hình phạt tàn nhẫn này, và nó đã kéo dài trong hàng trăm năm.
May mắn thay, sau hàng thế kỉ, địa vị xã hội của phụ nữ đã được cải thiện, người ta sẽ không còn phải chứng kiến thêm một người phụ nữ nào bị bỏ vào rọ lợn cho trôi sông nữa.
Thời phong kiến, phụ nữ nếu phạm phải "thất xuất" thì sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng. Thậm chí, không cần phạm hết cả 7 điều, chỉ cần phạm một điều trong đó thôi thì người chồng cũng được bỏ vợ một cách hợp pháp.
"Thất xuất" bao gồm những điều sau:
1. Không con
2. Dâm dật
3. Không thờ cha mẹ chồng
4. Lắm điều
5. Trộm cắp
6. Ghen tuông
7. Có ác tật
Trong quan niệm thời xưa, phụ nữ lấy chồng điều quan trọng nhất là việc nối dõi tông đường, không có con thì chồng có quyền đi lấy vợ khác, cho nên phải bỏ.
Xã hội xưa cũng đánh giá cao sự đoan chính của người phụ nữ. Gái đã có chồng nếu có cử chỉ không đúng đắn với người khác giới ngoài chồng như không giữ khoảng cách, ở chỗ vắng người với đàn ông lạ, ánh mắt đong đưa, "thả thính" cười duyên... đều là điều cấm kỵ.
Điều thứ 3, con dâu không thờ phụng bố mẹ chồng là bất hiếu, người chồng có quyền bỏ vợ trong trường hợp này.
Lắm điều có nghĩa là hay nói chua ngoa, nói những lời lẽ khiến người khác khó chịu.
Trộm cắp là nết hư nhưng ghen tuông với chồng (phản đối chồng lấy vợ lẽ, nàng hầu) cũng là điều không chấp nhận được.
Ác tật có nghĩa là mắc bệnh, không khỏe mạnh, như thế không thể đảm đương việc nhà, chăm sóc chồng con và có thể truyền bệnh cho người nhà, con cái.
|
Theo Minh Khôi/Doisongphapluat