Journal of the American Chemical Society chia sẻ thông tin về cuộc nghiên cứu bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng chụp ảnh quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X để xác định các chất được sử dụng trong bức tranh này. Họ tìm thấy một hợp chất bí ẩn tên là plumbonacrite (Pb5(CO3)3O(OH)2). Đây là một dạng chất độc chì.
Theo phỏng đoán, trong quá trình vẽ, Leonardo da Vinci đã đun nóng oxit chì, hòa tan nó trong dầu hạt. Nhờ đó mà ông có được một hỗn hợp đặc, khô nhanh hơn sơn dầu truyền thống. Đáng nói, không chỉ Mona Lisa mà bức “Bữa tối cuối cùng” cũng phát hiện hợp chất độc hại này. Liệu đây có phải sự toan tính của Leonardo da Vinci? Nếu vậy, dụng ý của vị danh họa là gì?
Giới khoa học cảm thấy khó hiểu hơn cả khi không thể tìm thấy bất cứ ghi chép nào của Leonardo da Vinci về hợp chất plumbonacrite. Ông vốn là người rất cẩn thận, luôn ghi chép về những thử nghiệm của mình. Tuy nhiên hợp chất độc hại này thì không.
Ngoài Leonardo da Vinci, Rembrandt cũng đã sử dụng hợp chất plumbonacrite trong bức tranh The Night Watch của mình vào 1 thế kỷ rưỡi sau bức Mona Lisa.
Mona Lisa đến nay vẫn là kiệt tác bí ẩn hàng đầu của nhân loại. Không chỉ đơn giản là bức họa chân dung nửa người của một người phụ nữ, những chi tiết ẩn sâu nó mới gây chú ý hơn. Từ chất liệu vẽ, tỉ lệ, bố cục, đến từng chi tiết nhỏ của Mona Lisa đều gây tò mò với thế giới.
Năm 1503, Leonardo da Vinci bắt đầu vẽ bức tranh này. Người ta tin rằng hình mẫu của Mona Lisa chính là người Lisa Gherardini (một người phụ nữ nội trợ người Italy). Kỹ năng hội họa của Leonardo được thể hiện tài tình trên bức tranh này. Nổi bật nhất là vụ trộm chấn động năm 1911 hay giả thuyết Mona Lisa là bức chân dung tự họa của Leonardo.
Theo PV/ Sở Hữu Trí Tuệ và Sáng Tạo