Quan tài "ăn thịt người"
|
Ảnh: Valery Shanin/Dreamstime.com via Ancient Origins. |
Thị trấn cổ xưa Assos của Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng với những cỗ quan tài "ăn thịt người". Sở dĩ những chiếc
quan tài cổ có tên gọi như vậy là bởi vì: thông thường sẽ mất khoảng 50 - 200 năm để một xác chết phân hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, những thi thể bỏ vào quách "ăn thịt người" trên sẽ hân hủy hoàn toàn chỉ trong vòng 40 ngày.
Những quan tài "ăn thịt người" được làm từ đá mắc-ma (andesite) với các bề mặt phẳng. Các nhà nghiên cứu hiện chưa rõ có phải liệu loại đá trên có phải là nguyên nhân khiến tử thi trong quan tài cổ ở Assos phân hủy nhanh chóng như vậy. Một số cho rằng, bên trong các ngôi mộ có chứa nhiều vật liệu nhôm. Nó chính là nguyên nhân làm đẩy nhanh quá trình phân hủy xác chết. Người dân Assos gọi những cỗ quan tài đặc biệt trên với cái tên đáng sợ “Sarko fagos” (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là quách “ăn thịt”) đúng như những gì diễn ra với xác chết được an táng bên trong.
Từ thời kỳ La Mã trở đi, những chiếc quách được trang trí công phu hơn với nhiều hình chạm khắc xung quanh cũng như có thêm một hàng chữ được tạc dọc theo thân quách để viết tên và một số thông tin về người được chôn cất bên trong.
Pharaoh bí ẩn trong lăng mộ KV55
|
Ảnh: Ministry of Antiquities via News Corp Australia. |
Năm 1907, các chuyên gia phát hiện một
quan tài cổ ở Ai Cập vô cùng bí ẩn trong lăng mộ ký hiệu KV55 tại Thung lũng các vị vua. Cho đến nay, danh tính của thi hài được chôn cất bên trong vẫn là một ẩn số khó giải.
Trong ngôi mộ trên, các chuyên gia phát hiện 4 bình kín có nắp khắc hình Kiya. Một số chuyên gia tin rằng, cỗ quan tài trên thuộc về Kiya - vợ của pharaoh Ai Cập Akhenaten với tước hiệu "Người vợ yêu dấu". Đây là tước hiệu chưa từng có trong lịch sử Ai Cập.
Dấu vân tay 3.000 năm tuổi trên quan tài cổ Ai Cập
|
Ảnh: The Fitzwilliam Museum, Cambridge via BBC News. |
Năm 2005, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Fitzwilliam ở Cambridge, Anh phát hiện một dấu vân tay 3.000 năm tuổi ở trên một nắp quan tài cổ Ai Cập. Tuy nhiên, đến năm 2016, phát hiện bất ngờ này mới được công bố trong một cuộc triển lãm mới có tên là Death on the Nile (Tạm dịch: Những cái chết trên dòng sông Nile).
Chiếc quan tài trên có niên đại từ khoảng năm 1.000 TCN, thuộc về một linh mục tên là Nesawershefyt (hay còn được gọi là Nes- Amun). Theo các chuyên gia, dấu vân tay trên quan tài không thuộc về linh mục Nesawershefyt mà có thể là dấu vân tay của một nghệ nhân chạm khắc quan tài. Quan tài của Nesawershefyt được đánh giá là một trong những chiếc quan tài tốt nhất thế giới.
Trước đó, dấu vân tay cổ nhất mà con người phát hiện là ở trên một bức tượng bằng gốm ở Cộng hòa Czech có niên đại cách đây khoảng 26.000 năm.
Tâm Anh (theo LV)