Tần thất kì lộc, thiên hạ cộng trục chi*. Sau khi Lưu Bang xây dựng triều đại, nghe lời khuyên của học giả Thúc Tôn Thông, khôi phục lại lễ giáo trước kia đã bị bãi bỏ. Từ đó, Trung Hoa cũng trở thành “Quan y thượng quốc” cùng những nghi lễ và luật lệ hà khắc. Vào thời đầu nhà Tây Hán, cuộc sống làm ăn của người dân gặp nhiều khó khăn, khó khăn trăm bề.
*Tần thất kì lộc, thiên hạ cộng trục chi: Nước Tần mất hươu, cả thiên hạ đuổi theo: ý nói đến việc tranh quyền đoạt vị
Cha con Hán Văn Đế Văn Cảnh sau đó vô cùng tán dương thuyết thống trị thiên hạ của Hoàng Lão đạo - một giáo phái của Đạo giáo (Hoàng trong Hoàng Đế, Lão trong Lão Tử), khởi xướng phương hướng trị nước “vô vi”, tức là thuận theo ý trời. Hai vị quân vương dốc lòng vì việc nước, dạy nghề nuôi tằm, không coi trọng người làm thuê hay phú thương, khuyến khích sinh đẻ, khôi phụ nguyên khí, bảo vệ hòa bình, tránh giao tranh, đặt nền móng vững chắc cho Hán Vũ Đế mở rộng biên giới, xâm chiếm đất đai, phản kích Hung nô, đánh hạ nhiều cơ sở vật chất kiên cố.
|
Hán Cảnh Đế |
Văn Cảnh Nhị đế, tức Hán Cảnh Đế trọng nông ức thương, không chỉ ban thưởng hậu hĩnh cho những người nông dân làm việc chăm chỉ mà mỗi năm đều xuống ruộng tiến hành lễ tịch điền, vì con dân trong thiên hạ mà làm gương. Coi trọng đạo đức của nhân dân, dân giàu nước mạnh, thóc lúa đầy bồ, bạc vàng đầy kho. Xã hội phong kiến của Trung Quốc bước vào thời đại hưng thịnh đầu tiên. Theo câu chuyện này có lẽ ai cũng đều coi Hán Cảnh Đế là một bậc minh quân. Nhưng sau chuyện này lại là một sự thật vô cùng tàn nhẫn - một vụ tuẫn táng người sống quy mô cực lớn.
Hán Cảnh Đế cùng hoàng hậu sau khi chết được hợp táng tại Dương Lăng, nay thuộc thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Hán Cảnh Đế tuy nửa đời tằn tiện nhưng lăng mộ lại xây dựng với quy mô rất lớn, trong 28 năm mới hoàn thiện. Từ cách bài trí đến số lượng bảo vật trong lăng đều hết sức xa hoa.
Dù không thể sánh với Từ Hi thái hậu đời sau nhưng nhưng vào thời điểm đó đã là siêu cấp xa xỉ, từ vàng ngọc, vật dụng làm bắng sắt đến binh khí quân trang, thậm chí còn có tượng binh mã khắc họa nữ tướng ngoại tộc.
Tàn ác nhất trong số này là dùng người sống để tuẫn táng. Mặc dù ông nội của Hán Cảnh Đế, Lưu Bang, đã bãi bỏ việc dùng người tuẫn táng này nhưng sau khi Hán Cảnh Đế mất, trong Dương Lăng vẫn xuất hiện việc làm tàn nhẫn này.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, người ta cũng ước tính rằng số nô lệ đã bị chôn sống ở đây không dưới 10.000 người. Càng rùng rợn hơn nữa là, xương cốt của những người này đều lộn xộn và không còn nguyên vẹn, thậm chí trên xương còn nhiều dấu vết cắt xẻ, nhiều bộ xương thậm chí còn mang trên mình những binh khí kim loại, những loại gông cùm xiềng xích để tra tấn phạm nhân, giam giữ tù nhân thời bấy giờ. Những người này đều được chôn cất rất sơ sài, không có đồ tùy táng. Các chuyên gia nhận định đây có lẽ là khu nghĩa trang dành cho tù nhân.
Không thể kiểm tra được danh tính của toàn bộ những người này. Có thể họ là những người tù nhân tại các nhà tù khu vực xung quanh mang đến đây chôn cất. Cũng có thể họ là những người tù nhân được dùng để xây lăng mộ, để không lộ các bí mật của lăng tẩm ra ngoài nên giết người diệt khẩu. Sau khi hoàn thành lăng lập tức giết chết và chôn cất ở đây.
|
Mặc dù ông nội của Hán Cảnh Đế, Lưu Bang, đã bãi bỏ việc dùng người tuẫn táng này nhưng sau khi Hán Cảnh Đế mất, trong Dương Lăng vẫn xuất hiện việc làm tàn nhẫn này. |
Tương truyền, những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc, ngôi mộ gần Dương Lăng đã bị những kẻ trộm mộ động tay, và bắt đầu vơ vét tất cả các bảo vật quý giá. Chúng cũng vô tình phát hiện sự tồn tại của Dương Lăng cũng những xác chết trong đó. Không bao lâu sau, một chuyên gia người Nhật yêu thích văn hóa Trung Quốc đã cùng các nhà lịch sử học khác ở Tây An tiến hành kiểm tra, đo đạc thực tế các lăng mộ hoàng tộc gồm Dương Lăng và di tích thành Trường An.
Dữ liệu đo đạc thực tế sớm nhất của Dương Lăng đến từ người Nhật Bản này. Sau khi trở về từ Trung Quốc, chuyên gia người Nhật Bản này còn viết cuốn sách một cuốn sách mang tên Nghiên Cứu Về Di Tích Lịch Sử Trường An. 13 năm sau, một người Quảng Đông có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị cuối triều Thanh đã bày tỏ sự xúc động sau khi leo lên gò Dương Lăng. Người này chính là Khang Hữu Vi, người đã để lại cho Tây An bao phong ba bão táp.
Sau đó, nhờ có những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khai quật lăng mộ Minh Đạo vào những năm 50 của thế kỷ XX mà Dương Lăng đã được bảo vệ, không tiến hành khai quật. Sau đó, các khu công nghiệp và đường cao tốc sân bay được quy hoạch, các chuyên gia đã tiến hành khảo cổ quy mô lớn những khu mộ gần đó, bảo tồn được một số lăng mộ và khai quật được một số lượng lớn bảo vật quý giá từ thời nhà Hán. Trên tất cả, ý nghĩa của việc khảo cổ này chính là khám phá các sự thật lịch sử và khôi phục lại đời sống của cư dân thời bấy giờ.
|
Cảnh tượng xây dựng một lăng tẩm được phục dựng lại qua tư liệu lịch sử. |
Trong sách, Hán Cảnh Đế Lưu Khải luôn là một người được ví như một bậc minh quân, nhưng sau khi phát hiện ra lăng mộ đã hoàn toàn thay đổi ít nhiều nhận thức của chúng ta về vị hoàng đế nhân đức, con người hoàn mỹ không bao giờ tồn tại. Cho nên, lịch sử trắng đen lẫn lộn, không hề có tiêu chuẩn rõ ràng. Chúng ta cần nhìn nhận mọi thứ đa chiều.
Theo Phạm Trang/Doanh Nghiệp Việt Nam