Vào thời cổ đại, tóc là thứ cực kỳ quan trọng đối với mỗi người, và nó thậm chí còn được đưa vào thành một hình phạt. Theo đó, những ai mắc lỗi sẽ phải cắt tóc, theo ghi chép lại thì đây là một hình phạt rất nặng.
Chuyện kể rằng, trong thời Tam Quốc, các quan và binh lính của Tào Tháo phải đi qua một cánh đồng lúa mì, vì lợi ích của nhân dân, Tào Tháo đã ra lệnh không được giẫm đạp lên cánh đồng nếu không sẽ bị chặt đầu. Toàn bộ đoàn quân cẩn thận đi qua ruộng lúa nhưng con ngựa của Tào Tháo vì hoảng loạn nên đã hất ông xuống.
Vì chính mình đã ra lệnh nên Tào Tháo định dùng dao tự sát, nhưng được mọi người can ngăn, cuối cùng ông đã chọn cách cắt tóc như một hình phạt để làm gương cho binh lính.
Ngoài ra, việc cắt tóc còn mang ý nghĩa chia tay của nam nữ. Hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Càn Long nhà Thanh là Na Lạp Thị đã bị thất sủng do tự cắt tóc. Thời lời kể lại, việc bà tự xuống tóc thay cho lời đoạn tuyệt với mối tình với nhà vua bấy lâu nay.
Trong lịch sử, sau khi quân Thanh tiến vào hải quan, “lệnh cắt tóc” được thi hành ở các vùng đồng bằng miền Trung, quy định trên đầu chỉ để một kiểu tóc là gọt nửa đầu, sau gáy tết đuôi sam. Tương truyền khi ấy nhà Thanh có quy định 'để tóc thì mất đầu, để đầu thì mất tóc'. Thậm chí đã có những thảm án: Hơn 170.000 người đã được bị giết và chỉ có 53 người già và trẻ sống sót vì làm trái quy định này.
|
Thường dân thời xưa với mái bím tóc 'đặc trưng' (Ảnh: QQ) |
Với cách để tóc này, việc vệ sinh và chăm sóc tóc trở nên khó khăn hơn. Thông thường, tóc của Hoàng thất nhà Thanh được gội mỗi tháng một lần, hoặc có thể lâu hơn. Để chăm sóc tóc, họ dùng cách rắc vừng và lau bằng lòng trắng trứng để tóc giữ được màu đen và bóng.
Theo ghi chép, Từ Hi Thái hậu dùng tổ yến tốt nhất để ngâm tóc khi gội đầu, vì vậy Lão Phật gia giữ được mái tóc bóng đẹp không phải ai cũng có. Nhưng đối với dân thường, việc gội đầu là quá xa xỉ, họ thường nhảy xuống sông tắm, gội đầu và không sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc tóc nào.
Người dân thời nhà Thanh thường không gội đầu trong vài tháng. Có một câu chuyện được một phụ nữ người Mỹ đã ghi lại trong nhật ký rằng bím tóc của các quan chức triều Thanh rất sạch sẽ và chúng được chăm sóc tỉ mỉ nhưng bím tóc của những người dân thường thực sự rất bẩn, bà thậm chí còn cảm thấy buồn nôn và không dám ăn cơm sau đó.
Vào cuối thời nhà Thanh, những người trẻ tuổi tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã cắt bỏ những bím tóc dài của mình. Đến những giai đoạn sau, họ đã ngừng giữ bím tóc dài và nhà nước ban hành 'Lệnh cắt bím tóc'. Từ đó, nỗi ám ảnh về bím tóc của những người dân thường cuối cùng cũng được đặt dấu chấm hết.
Theo Thuy Anh/Pháp luật và Bạn đọc