Dù xã hội hiện đại nhưng nhiều người vẫn tin rằng có ngày tốt, ngày xấu. Trong ngày tốt người ta thường dựng vợ, gả chồng cho con, làm việc lớn, đi lại... Còn những ngày xấu thì kiêng đi lại hay ra những quyết định quan trọng.
Tuy không còn quá coi trọng như ngày xưa nhưng quan niệm này vẫn được nhiều người tin. Trong đó có câu: "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3".
Vậy ngày 7, ngày 3 xấu như thế nào mà phải tránh?
Ở Việt Nam và một số nước Châu Á người ta kiêng “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3” theo âm lịch vì đó là ngày Tam nương. Trong mỗi tháng âm lịch có 6 ngày Tam nương phải kiêng là ngày 3-7-13-18-22-27.
Quan niệm ngày nay về câu nói: "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" vẫn còn được nhiều người áp dụng.
Theo quan niệm dân gian, đó là những ngày "Tam Nương sát". Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng con người. Nếu ai gặp phải sẽ bị các cô làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc. Những ngày Tam nương sát gồm "Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất (đầu tháng ngày 3, ngày 7); trung tuần Thập tam Thập bát dương (giữa tháng ngày 13, 18); hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27)". Đó là những ngày được cho là xuất hành hoặc khởi sự đều vất vả, không được việc.
Ngoài ra, quan niệm truyền thống cho rằng, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Do đó, làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Số 3, 7 trong câu: "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" chỉ là một sự ước lệ, ám chỉ những ngày lẻ.
Theo chuyên gia khẳng định rằng trong khoa học không có căn cứ nào nói về việc phải kiêng hay nói những ngày này là này xui xẻo.
Do đó kiêng kỵ về ngày và con số như trên là theo quan điểm của từng người, từng dân tộc, từng tôn giáo; không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Việc tin hay không là do nhận thức, quan niệm của mỗi người.
* Thông tin mang tính chất tham khảo
Theo Tường San/ Thương Hiệu và Pháp Luật