Vì Trái đất là hình cầu nên nếu có thể đào được một chiếc hố đủ sâu thì sẽ có thể đào xuyên qua đầu bên kia của quả đất. Vậy nếu chiếc hố đó có thật thì liệu một người cần bao nhiêu thời gian để "rơi" xuyên qua Trái đất?
|
Hình minh họa.
|
Bằng những phép tính vật lý đơn giản chúng ta có thể tính ra thời gian một người nào đó cần để rơi xuyên qua quả địa cầu này.
Đầu tiên, Trái đất có bán kính từ mặt đất cho đến tâm quả đất xấp xỉ 6.300 km. Con số này là không chính xác vì bề mặt Trái đất có chỗ lồi chỗ lõm, chỗ cao chỗ thấp nên bán kính này sẽ chênh lệch tùy từng vị trí đo. Với bán kính là 6.300 km chỉ cần nhân đôi lên chúng ta sẽ có đường kính Trái đất vào khoảng 12.600 km (con số gần đúng). 12.600 km cũng chính là quãng đường mà một kẻ điên rồ nào đó cần để rơi xuyên sang đến đầu bên kia Trái đất.
|
Thí nghiệm thả rơi cùng lúc một chiếc búa và một chiếc lông chim của phi hành gia Neil Armstrong trên mặt trăng đã chứng minh tốc độ rơi của mọi vật là bằng nhau trong môi trường chân không. |
Trên lý thuyết, ở môi trường chân không thì tốc độ rơi của mọi vật là như nhau bất kể trọng lượng của chúng là bao nhiêu. Để dễ hiểu hơn với phần lớn mọi người, chúng ta hãy coi "cái hố" khổng lồ xuyên qua Trái đất là môi trường chân không với quãng đường dài 12.600 km. Gia tốc rơi tự do của vật là 9,8 mét/giây. Với công thức tính tốc độ rơi đơn giản mà bất cứ học sinh lớp 8 nào cũng có thể làm được chúng ta sẽ có kết quả gần chính xác là 42 phút 12 giây. Đây chính xác là quãng thời gian một người cần để rơi xuyên qua trái đất.
|
Hình minh họa. |
Mặc dù vậy, trên thực tế sẽ không thể có một cú rơi nào như thế này được diễn ra trong tương lai cho dù khoa học công nghệ có phát triển tới đâu vì thực chất lực hút của Trái đất sẽ "giữ" mọi vật lại trong tâm Trái đất chứ không thể rơi được qua phía bên kia. Thêm nữa là ở lõi Trái đất có nhiệt độ lên tới hơn 4.000 độ C và vật chất ở đây là ở dạng lỏng nên việc đào một chiếc hố xuyên Trái đất qua đây là một nhiệm vụ bất khả thi.
Mời quý độc giả xem thêm video: Những hố sâu nhất Trái đất. Nguồn: YouTube:
Tuấn Anh (tổng hợp)