Ngày Từ Hy thái hậu qua đời, trong ngoài kinh thành đều chật kín người, là người phụ nữ sống xa hoa và quyền lực, Từ Hy có ảnh hưởng lớn đến chính trị nhà Thanh bấy giờ.
Sau khi Từ Hy thái hậu qua đời, những bí ẩn xung quanh vẫn khiến người đời sau luôn thắc mắc.
Theo thông tin đã biết, Từ Hy thái hậu ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 19 và là phi tần của Hoàng đế Hàm Phong. Sau khi hạ sinh Trưởng Hoàng tử Tải Thuần, địa vị trong cung của bà đã được củng cố. Khi Tải Thuần kế vị, trở thành Hoàng đế Đồng Trị, bà được phong thành Từ Hy thái hậu.
Năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời, có tài liệu nói rằng, những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính.
Chưa dừng lại ở đó, trong đám tang còn có hàng trăm kỵ sĩ bằng đất nung và giấy được xếp hàng ngay ngắn, chúng sẽ được đốt trước ngày tang lễ diễn ra. Vì theo quan niệm của Trung Quốc thời đó thì những binh sỹ bằng giấy và đất nung này sẽ được phái xuống âm phủ trước để dẹp đường cũng như chuẩn bị sẵn nhằm hầu hạ cho thái hậu.
Ngày Từ Hy thái hậu mất, các cung nữ đã đặt trong miệng của bà 1 viên dạ minh châu vì một ý nghĩa nào đó. Tang lễ của Từ Hy thái hậu có quy mô không hề kém như của hoàng đế. Ngày chôn cất bà, trong ngoài kinh thành đều chật kín người, ai cũng muốn xem người đã nắm quyền hành tối cao trong hàng chục năm qua trông như thế nào sau khi chết. Có thể coi tang lễ của Từ Hy thái hậu là một đám tang xa hoa và hoành tráng bậc nhất Trung Quốc.
Được biết, linh cữu của Từ Hy thái hậu mạ vàng ròng, trên chiếc quan tài có gắn 2.500 viên ngọc trai, 6.000 viên ngọc, 203 viên đá quý màu trắng,...
Mặc dù đám tang đã được chụp lại khá chi tiết, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây mới chỉ là một phần nhỏ trong tang lễ của Từ Hy thái hậu. Có thể những vật lễ dùng trong lăng mộ của thái hậu còn có giá trị hơn rất nhiều.
Đặc biệt, cần có trên 100 người mới có thể nâng chiếc quan tài lên được. Từ đó có thể biết được bên trong linh cữu có biết bao nhiêu vàng bạc châu báu.
Vào năm 1928, đám người trộm mộ của Tôn Điện Anh đã xâm phạm lăng mộ Từ Hy thái hậu, cậy nắp quan tài và đánh cắp nhiều bảo vật quý giá bên trong. Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.
Theo Nguyên Anh / Nguoiduatin