Cánh mũ quan thời Tống nhìn tưởng vướng nhưng lại có tác dụng bất ngờ

Google News

Nhìn thì có vẻ vướng víu, bất tiện nhưng chiếc mũ quan thời Tống lại có quan hệ mật thiết tới những kỷ luật, quy tắc và tôn nghiêm ở chốn cung đình thời bấy giờ.

Khi xem các bộ phim cổ trang Trung Quốccó bối cảnh là triều đại nhà Tống, ít nhiều bạn cũng từng thắc mắc khi trông thấy chiếc mũ của các quan đại thần đều có phần cánh đặc biệt dài và vô cùng vướng víu.
Thoạt nhìn, ai cũng cho rằng mũ quan với cánh mũ dài cả mét như thế chưa dùng cũng đã biết là bất tiện. Tuy nhiên, thiết kế kỳ lạ này đều có nguyên nhân và ý nghĩa riêng của nó.

Canh mu quan thoi Tong nhin tuong vuong nhung lai co tac dung bat ngo

Ảnh minh họa.
Được biết, chiếc mũ quan này bắt nguồn từ thời vua Tống Thái Tông. Cụ thể, khi thiết triều, vua Tống Thái Tông nhận thấy các quan đại thần phía dưới khi đứng gần nhau thường hay thì thầm, bàn tán to nhỏ.
Cảm thấy đây là hành động không tôn trọng vua nênTống Thái Tông đã vô cùng tức giận, thậm chí còn nghi ngờ các quan đang bày mưu tại phản. Để tránh tiếp diễn tình trạng nhức nối này, vua Tống đã thiết kế ra đôi cánh dài cả mét trên mũ quan bằng khung tre, mục đích là để các quan đứng... xa nhau ra.
Nhờ có chiếc mũ, các quan đại thần khi thiết triều không thể đứng sát nhau mà luôn duy trì một khoảng cách cố định. Do đó, việc xì xầm, bàn tán là không thể, tính kỷ luật triều đình cũng được thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, chiếc mũ quan này khiến người đội phải chú ý không gian xung quanh, dáng đi đứng, tư thế ngồi sao cho không va chạm và ảnh hưởng đến người khác. Việc này giúp các quan rèn luyện tư thế nghiêm túc, đĩnh đạc, phù hợp với phẩm chất của một quan bề trên.
Tuy nhiên, kiểu mũ này thường sẽ chỉ đội trong các dịp trọng đại như tham gia buổi chầu, lễ tế hoàng cung, các công việc thay mặt cho triều đình... mà thôi. 
Theo Tiểu Long/Doanh nhân Việt Nam