Được tuyển là phò mã của công chúa đôi khi lại không phải là điều may mắn, hạnh phúc.
Là triều đại phong kiến cuối cùng của xã hội phong kiến ở Trung Quốc, nhà Thanh đã trở thành triều đại gây tranh cãi nhất đối với hậu thế.
Không chỉ vì triều đại này rất gần với hiện đại mà còn bởi những quy tắc cung cấm vô cùng kỳ quái, là mục tiêu để các sử gia, nhà văn dùng ngòi bút để chỉ trích, phê bình. Một trong những cung quy kỳ quái bị chỉ trích nhiều nhất chính là cung quy về chế độ hôn nhân trong triều đại nhà Thanh.
Sử ghi, thời nhà Thanh, người Mãn thống trị vùng Trung Nguyên, người Hậu Kim cực kỳ coi trọng huyết thống tôn quý và chính tông của mình vì thế luôn luôn để ý đến sức khỏe của các đời con, cháu.
Nói như vậy để thấy, muốn làm dâu, rể hoàng gia cũng khó vô cùng, điển hình như muốn làm phò mã sẽ phải trải qia những vòng tuyển chọn vô cùng khắt khe, khổ sở.
Coi trọng tiêu chí sức khỏe tình dục khi tuyển phò mã
Cụ thể, khi các cách cách nhà Thanh chọn phò mã, ngoại hình chỉ là một trong những tiêu chí, các tiêu chí khác đều phải thỏa mãn yêu cầu là sức khỏe thể chất, sức khỏe tình dục.
Sức khỏe thể chất rất dễ kiểm tra thế nhưng mặt tình dục thì lại khó phát hiện vấn đề nếu như quá vội vàng. Như vậy phải làm sao để kiểm tra phò mã có "được" hay không?
Lúc này, cung nữ thử hôn được đề bạt, cung nữ này sẽ đảm đương nhiệm vụ thử thách phò mã, kiểm tra xem phò mã có đủ sức khỏe tình dục để lấy công cúa hay không.
Vậy làm thế nào để kiểm tra? Theo ghi chép lại, để kiểm tra khả năng tình dục của chồng sắp cưới, các cách cách sẽ để cho cung nữ thân thiết với mình chung đụng với ứng cử viên phò mã hơn 10 ngày hoặc tối đa là một tháng.
Sau đó, cung nữ này sẽ phải báo cáo về năng lực, sức khỏe tình dục của ứng cử viên phò mã, xem người này có đạt tiêu chuẩn để làm chồng của cách cách hay không.
Nếu cung nữ báo cáo kết quả tốt, hôn sự sẽ được tiến thêm một bước. Ngược lại nếu cung nữ cho biết trải nghiệm không mấy tốt đẹp thì hôn sự sẽ bị hoãn lại để phân tích và định lượng tình hình.
Sau 2 - 3 tháng, nếu cung nữ thử hôn mang thai thì ứng cử viên phò mã được đánh giá là không có vấn đề gì, hôn sự sẽ được tiếp tục tiến hành, ngược lại sẽ hủy bỏ hôn sự.
Để đảm bảo tốt hơn tính chính xác và độ tin cậy của thông tin, các cách cách thường chỉ định hai đến ba cung nữ làm nhiệm vụ thử hôn. Theo hoàng tộc nhà Thanh, bằng cách này, họ sẽ đảm bảo người phối ngẫu thực sự khỏe mạnh.
Đương nhiên, trong toàn bộ quá trình thử hôn này, cung nữ làm nhiệm vụ sẽ là người bị tổn thương nhiều nhất. Họ chẳng khác nào những con chuột bạch. Đáng sợ nhất là, ngay cả khi mang thai, những cung nữ thử hôn sẽ không bao giờ có thể sinh con.
Ngay khi được xác định mang thai, họ sẽ phải uống thứ thuốc khiến phụ nữ sảy thai, sinh non, thực sự rất tàn nhẫn.
Người tổn thương tiếp theo là phò mã. Tuy rằng là rể hoàng gia nhưng chẳng khác nào bị sắp xếp phối giống. Nếu như cách cách không hài lòng, không thể tiếp tục hôn sự, phò mã sẽ bị ghẻ lạnh, coi như không tồn tại.
Có thể thấy được, làm phò mã nhà Thanh là phải gạt bỏ lòng tự trọng, dẫm lên tự tôn của chính mình. Thêm vào đó, chức quan của phò mã trong thời nhà Thanh cực thấp, trừ phi là có công lao đặc biệt nếu không sẽ khó lòng thăng quan, tiến chức.
Trong chuyện này, người được lợi nhiều nhất chính các cách cách nhà Thanh. Tất cả những lần thử hôn đều là để phục vụ cho cách cách. Chỉ khi mọi chuyện được xác định đều tốt đẹp, suôn sẻ thì cách cách mới kết hôn, đây được xem như bước chu toàn để thế hệ con cháu của hoàng tộc khỏe mạnh, ưu tú.
Đáng nói, sau khi kết hôn, phò mã vẫn phải chịu rất nhiều uất ức. Chàng sẽ không được gặp vợ mình nếu không xin phép nhũ mẫu của cách cách. Cách cách cũng không có quyền tự ý tuyên chiếu để gặp chồng mình, đừng nói gì đến chuyện ân ái, thực sự là khổ sở.
Theo Danviet