"Lõa kiểm" là một hình thức kiểm tra các thiếu nữ trong trạng thái thoát y trước khi họ vào cung làm phi tần là một bí mật lớn của hoàng gia trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Vì được coi là một "chế độ" nên đây là khâu không thể bỏ qua trong quá trình tuyển chọn cung tần của tất cả các triều đại.
Trong quá trình kiểm tra này, mỗi một bước đều được làm rất cẩn thận và tỉ mỉ. Tiêu chuẩn nói chung là dung mạo xinh đẹp, vóc dáng cao ráo, không được phép có bất cứ khuyết điểm nào về sinh lý. Ví dụ chỉ cần một nốt ruồi nhỏ trên má thì cô gái đó coi như vĩnh viễn bị loại khỏi giấc mơ hoàng cung xa xỉ.
Vén màn những chuyện kiểm tra cơ thể mỹ nữ khi tuyển cung phi. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Về độ tuổi thì đối tượng được lựa chọn tuyển vào cung là những cô gái trẻ tuổi dưới 20. Tuy nhiên, tùy từng mục đích, nhu cầu cũng như quy chế của các triều đại mà quy định về độ tuổi cũng có khác nhau.
Đàn ông Trung Quốc có tâm lý thích các cô gái còn trinh tiết, người Trung Quốc gọi đùa là tâm lý "trâu già thích ăn cỏ non". Theo quy luật sinh lý thông thường, 13 tuổi là độ tuổi các cô gái dậy thì, cũng là độ tuổi đẹp nhất. Chính vì vậy, người Trung Quốc thời xưa mới cho rằng, đây là độ tuổi thích hợp nhất để lựa chọn các mỹ nữ cho hoàng đế.
Các khâu tuyển chọn khắt khe
Năm Thiên Khởi Nguyên, Chu Do Hiệu 16 tuổi, đã đến tuổi kết hôn. Dưới thời nhà Minh, Hoàng đế phải kết hôn ở tuổi 16, đó là quy định do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đặt ra cho con cháu.
Khi đó, cai quản chuyện hôn sự trong cung là Lưu Khắc Kính đã tiến hành tuyển chọn thiếu nữ ở độ tuổi từ 13 – 16 trên khắp cả nước. Khi đó, triều đình đã phải chi ra một khoản tiền lớn, làm lộ phí để cha mẹ các cô gái đưa con mình vào cung ứng tuyển.
Trong đợt "đại hiệu triệu" gái đẹp này, đã có 5000 thiếu nữ tham gia. Trong vòng sơ tuyển, giám khảo – là các thái giám chỉ nhìn lướt qua một lượt ngoại hình của các cô gái. 5000 người, căn cứ vào độ tuổi mà chia làm 50 nhóm, mỗi nhóm 100 cô.
Các thái giám sẽ đi qua trước mặt họ, những người cao một chút, thấp một chút, béo một chút, gầy một chút, đều sẽ bị loại. Kết quả là đã có 1000 cô gái trẻ phải theo cha mẹ ra về.
Ngày thứ hai là ngày kiểm tra chi tiết hơn về ngoại hình. Cũng giống như ngày đầu tiên, cứ 100 người xếp thành một nhóm, giám khảo sẽ xem kỹ các bộ phận như tai, mắt, mũi, miệng, tóc, vòng eo, vòng hông…
Các cô gái cũng sẽ phải tự nói ra tên họ, quê quán, gia đình để các thái giám nghe, nhằm xác định họ có bị câm hay không. Trong vòng này, 2000 thiếu nữ bị trả về.
Ngày thứ 3, các công cụ sẽ được sử dụng để đo đạc xem tỉ lệ trên người các thiếu nữ có phù hợp với quy định của cung đình hay không. Khí chất của mỗi người cũng được kiểm tra tại vòng này.
Phàm là cổ tay hơi thô, ngón chân mật mạp, cử chỉ tùy tiện đều không vượt qua được vòng tuyển chọn này và như vậy, đã có thêm 1000 cô gái phải dừng cuộc chơi.
1000 cô gái cuối cùng xuất sắc vượt qua 3 vòng đầu sẽ tiếp tục bước vào vòng thứ 4, đó là vòng "lõa kiểm". Tất cả đều được vời vào cung để chọn lựa làm Hoàng hậu tương lai.
Đến ngày thứ 5, 300 cô gái còn lại được thông báo ở lại trong cung sống 1 tháng để các giám khảo có thời gian quan sát thói quen sinh hoạt, thái độ sống, trí tuệ và nhân phẩm…
Nếu như 4 vòng loại ban đầu chỉ tập trung vào phần thể xác, thì vòng cuối cùng này chỉ chú trọng đến hai chữ "đức" và "trí". 50 cô gái đáp ứng một cách toàn diện các yêu cầu "đức", "trí" và "thể" sẽ được ở lại trong cung làm phi tần của Chu Do Hiệu.
Từ 5000 thiếu nữ có nhan sắc trong thiên hạ, cuối cùng chỉ có 50 người được chọn. Tỉ lệ 1 chọi 100 này đã phần nào cho thấy, công cuộc chạy đua vào tẩm cung của Hoàng đế khắc nghiệt ngay từ thời điểm đầu tiên các cô gái dấn thân vào chốn cung đình.
Với những cuộc kiểm tra "sát sao" như vậy đương nhiên người thực hiện phải là thái giám. Và còn để chắc chắn rằng, hoàng đế là người đàn ông đầu tiên sở hữu cơ thể các mỹ nữ, các thái giám thực hiện việc kiểm tra này đều là các nữ thái giám, tức các nữ quan trong hậu cung.
Thực tế thì việc tổ chức các cuộc tuyển chọn mỹ nữ vào hậu cung của các Hoàng đế diễn ra trên khắp thế giới theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ chỉ có ở Trung Quốc với một nền thống trị của các triều đại phong kiến kéo dài hàng ngàn năm thì việc tuyển lựa mỹ nữ cho Hoàng đế mới hình thành những tiêu chuẩn, quy chế và quy trình một cách đầy đủ và chi tiết đến như vậy.
Theo Hồ Thị Huyền Trang/Khỏe & Đẹp