Có nên rút, tỉa chân hương trên bàn thờ tổ tiên?
Trong mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên chính là nơi thánh thất tôn nghiêm thể hiện được cốt cách của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên cũng là nét văn hóa tâm linh, là nơi để chúng ta hướng về cội nguồn.
Công việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên cần được đặc biệt chú trọng và thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm, việc dọn dẹp, lau chùi bàn thờ thổ công, gia tiên cần được thực hiện một cách thật cẩn thận, tỉ mỉ để mời các cụ về ăn Tết.
|
Ảnh minh họa. |
Bát nhang được xem là cầu nối thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng niệm của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Đây cũng là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Do đó, trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau dọn bát hương và tỉa chân hương đóng vai trò quan trọng số 1.
Nhiều người cho rằng bát hương càng đầy ắp chân hương thì càng linh thiêng, cho thấy tấm lòng thành kính, chăm thắp chân hương thờ cúng được tổ tiên phù hộ mang lại tài lộc.
Tuy nhiên, nếu không thường xuyên lau dọn bàn thờ và để bát hương đầy ắp chân nhang sẽ có thể khiến gia chủ gặp vận hạn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương sẽ giúp đảm bảo mỹ quan, cho bàn thờ sạch sẽ.
Chú ý khi hạ chân nhang
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Sau khi cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết rồi mới đổ tro vào một lần. Việc làm như vậy gọi là "tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ".
Đối với những loại đồ thờ cúng cũng vậy. Nếu không còn dùng được nữa thì gia chủ phải đem đốt đi hoặc thả trôi trên sông chứ không nên vứt vào bãi rác hoặc những nơi dơ bẩn khác.
Lưu ý khi bao sái bát hương
Sau khi đổ tro ra ngoài, gia chủ nên lau bát hương bẳng cách giữ cố định bát hương. Tiếp đó, bạn hãy lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng đã giã nhỏ hoặc nước thơm để lau cho sạch.
Ngoài ra, nếu quá trình lau bát hương mà có xê dịch thì gia chủ không nên quá lo sợ, hãy cứ bình tĩnh mà làm. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ. Cuối cùng, sau khi bao sái sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
Theo Ngọc Lê/Khỏe & Đẹp