Đến thời nhà Tống, với sự trỗi dậy của tư tưởng Nho giáo, người ta chú trọng hơn vào sự hài hòa giữa tu dưỡng nội tâm và ngoại hình, đề cao “lấy sự cân bằng giữa cứng rắn và mềm mại làm đẹp”, cho rằng cái đẹp thật sự là sự kết hợp hài hòa giữa sự mạnh mẽ và dịu dàng.
Ảnh minh họa.
Những thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ này không chỉ phản ánh sự tiến hóa của văn hóa xã hội mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ.
Hôm nay chúng ta sẽ không bàn về Trung Quốc cổ đại, mà nói về sự khác biệt trong quan niệm thẩm mỹ giữa các nước. Do sự khác biệt về phong tục, lối sống, mỗi quốc gia lại có một quan niệm thẩm mỹ khác nhau.
Trào lưu thẩm mỹ thời bấy giờ
Lúc này, đàn ông từ bỏ vẻ ngoài thô kệch, còn phụ nữ thì thích trang điểm theo phong cách nam tính, tạo nên một làn sóng trung tính trong trang phục và phong cách.
Phụ nữ bắt đầu tăng cân, vẽ lông mày đậm và thậm chí gắn ria mép giả, càng nam tính càng tốt. Công chúa Esmat cũng rất yêu thích phong cách này, cô trở nên ngày càng béo và trang điểm theo phong cách nam giới, thậm chí để ria mép.
Truyền thuyết kể rằng công chúa Esmat từng là người phụ nữ đẹp nhất Ba Tư, có 145 người đàn ông theo đuổi và 13 người đã tự tử vì cô. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ lịch sử, có thể thấy rằng truyền thuyết này có khả năng rất lớn là không đúng sự thật.
Bởi vì vào thời đó, quy định của quốc gia là các cô gái có thể kết hôn từ năm 9 tuổi, nhưng không phải kết hôn thật sự mà giống như định hôn ước. Trước khi kết hôn, các cô gái không thể tiếp xúc với người khác giới ngoài cha của mình. Vì vậy, việc 145 người đàn ông theo đuổi công chúa Esmat rất có thể chỉ là tin đồn.
Theo Thương hiệu và Phấp luật