Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên
Trong những triều đại trước, Hoàng đế thường ban thưởng chức vị hay vàng bạc châu báu cho mỹ nữ hậu cung, quan viên của mình. Nhưng trên thực tế, những món đồ giá trị này thậm chí còn không đáng giá bằng những món ăn Vua ban.
Đó là bởi vì đối với người Trung Hoa cổ xưa, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Do đó, việc Hoàng đế ban món ăn của mình cho quần thần dưới trướng là một ân huệ vô cùng lớn, không phải ai cũng có được, thường phải là người có chức vị quan trọng, được Vua tin tưởng hoặc lập được công lớn.
Xét trên một góc độ khác, đây cũng là vinh dự cho những người được ban thưởng vì được ăn chung món với Hoàng đế.
Để cung nữ, thái giám kiếm lợi
Không phải lúc nào những món ăn của Hoàng đế cũng được ban thưởng cho các phi tần hậu cung và quan viên. Do đó, nó sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám.
Thực tế, các cung nữ và thái giám trong Tử Cấm Thành không bao giờ dám ăn các món ăn thừa của Hoàng đế vì sẽ phạm vào tội khi quân. Họ tranh giành những món ăn này với mục đích kiếm lợi chứ không phải để ăn.
Những cung nữ và thái giám sẽ lén lút đem bán món ăn của Hoàng đế ra ngoài cung, cho các tửu điếm lớn. Do đó là món ăn trong cung, phục vụ những người quyền cao chức trọng, lại qua tay của Thương thiện trong cung nên mùi vị chắc chắn "không thể đùa được" và giá cả cũng rất cao. Nhờ đó, những cung nữ và thái giám sẽ có được một nguồn thu không nhỏ, giúp họ sống sót trong cung hoặc gửi tiền về cho gia đình.
Đặc biệt là vào thời nhà Minh và nhà Thanh, có một chuỗi kỹ nghệ chuyên bán lại đồ ăn thừa của Hoàng đế trong hoàng cung, lợi nhuận thu được rất cao. Theo một ghi chép không chính thức, thời đó ở Bắc Kinh có tới gần 10.000 người tham gia vào đường dây buôn bán này, chứng tỏ lợi nhuận khổng lồ.
Nhiều món ăn mà Hoàng đế không hề đụng đũa hoặc chỉ gắp qua loa cũng có thể được các quán rượu đem về chế biến lại, "gắn mác" món ăn của hoàng gia và được bán cho những người nhà giàu với giá cao. Chỉ cần có liên quan tới nhà vua và hoàng cung, rất nhiều người sẽ cảm thấy tò mò và không tiếc bỏ ra số tiền lớn để được một lần nhìn thấy và nếm thử.
Những câu chuyện về thái giám và cung nữ mà rất ít người biết
Mặc dù mối quan hệ giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ dù có chút dị thường, xong vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có hoàn cảnh bi đát nhất trong xã hội phong kiến.
Một người bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, mất đi khả năng đàn ông, một người bị bắt khỏi gia đình vào cung phục dịch quanh năm, còn một người thì phải bán thân nuôi miệng.
Những câu chuyện nói trên chứng tỏ rằng, hoạn quan không những tồn tại nhu cầu tính dục mà thậm chí còn bị nhu cầu này biến thành những ác nhân. Vậy hoạn quan và phụ nữ làm cách nào để thực hiện chuyện ái ân? Đây là chuyện mà trước nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Có một số Hoàng đế không ưa chuyện tình giữa thái giám và cung nữ. Chu Nguyên Chương là một ví dụ điển hình. Ông thậm chí còn đưa ra hình phạt lột da những thái giám nào có quan hệ luyến ái. Sách "Nội giám" có chép rằng: "Thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), nội cung được quản lý rất nghiêm. Phàm là thái giám lấy vợ đều phải chịu tội lột da".
Ở thời của Hoàng đế Vạn Lịch mặc dù chuyện "đối thực" rất phổ biến nhưng chính Vạn Lịch cũng không chấp nhận chuyện này. Chỉ cần phát hiện ra có hiện tượng "đối thực" thì những người liên quan đều chịu cực hình.
Theo Mộc/Khoevadep