Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?
Cúng tất niên là một dịp vô cùng quan trọng để tiễn năm cũ đi và đón năm mới về với những niềm hy vọng mới. Vì vậy, để lễ cúng tất niên diễn ra thật trang trọng, chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Và điều đặc biệt quan trọng là bàn thờ gia tiên. Bạn cần phải dành thời gian lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng tất cả bàn thờ trong nhà.
Đặc biệt, với những gia đình dư giả về tài chính, chúng ta có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời. Nếu không, gia đình chỉ cần một mâm trong nhà, để cúng ông bà tổ tiên là được.
Theo quan niệm trong dân gian thì phong tục cúng tất niên chủ yếu là cơ hội gia đình sum vầy, cung kính với tổ tiên, nên không cần bày vẽ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng và trân quý những gì đang có.
Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào tốt?
Theo quan niệm thì lễ cúng tất niên sẽ được tiến hành vào những ngày cận tết. Cụ thể là ngày 29 ân với những năm thiếu. Hoặc ngày 30 âm lịch với năm đủ tháng Chạp, trước lễ cúng giao thừa. Thế nhưng, nhiều gia đình hiện nay chọn cách cúng sớm hơn. Vấn đề này không quá quan trọng, miễn là đảm bảo được ý nghĩa sum vầy, đoàn viên cho gia đình bạn.
Và cũng tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy thì việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính là được.
Mâm cúng tất niên đầy đủ nhất
Theo phong thủy thì mâm cơm cúng sẽ được bày biện cho tươm tất nhất. Nhưng nhìn chung, tất cả cũng đều phải dựa theo phong tục tập quán. Các lễ vật chính gồm: Bánh chưng, Trầu cau, Hoa tươi. Vàng mã, quả tươi...
Ngoài những lễ vật trên, các gia đình còn cần chuẩn bị thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn với các miền Bắc đều chuẩn bị gà luộc, món kho hoặc xào trong mâm cúng. Đối với người dân miền Trung, yếu tố cầu kỳ thường được đặt lên cao hơn. Trong mâm cơm thì nhất định phải có bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả, gỏi gà, thịt heo luộc và một số món đặc sản khác theo từng vùng. Còn ở khu vực miền Nam, trong mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt..
Trên bàn thờ cần có nến, ánh đèn sáng ấm. Tùy theo kích cỡ của bàn thờ, sở thích gia chủ, cũng như phong tục từng vùng mà sắp xếp. Gia chủ chỉ cần đảm bảo sự ấm cúng, trang nghiêm.
Hoa cúng tất niên thường là hồng, lay ơn, hoa cúc. Gần đây, các gia đình còn dùng cành đào nhỏ để dâng lên bàn thờ cúng. Điều này càng làm tăng thêm không khí Tết trong những dịp cuối năm hơn.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo Minmin/Khoevadep