Chuẩn bị đồ lễ cúng Thần Tài
Đồ lễ cúng Thần tài đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.
Đồ lễ cúng Thần Tài gồm:
- Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
|
Ảnh minh họa. |
- Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.
- Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.
- Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…
- Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.
- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.
- Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Bài văn khấn thần tài cuối năm
Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ ...., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này)
Hôm nay là ngày ...... tháng ..... năm Ất Mùi.
Chúng con là………………………………………………..
Ngụ tại……………………………………… ………………
Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.
Lưu ý khi cúng thần Tài cuối năm
Tuyệt đối không để các con vật nuôi trong nhà kinh động bàn thờ Thần Tài. Để chúng quậy phá, làm ô uế bàn thờ, gia chủ sẽ đắc tội lớn.
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước.
Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác. Gia chủ có thể dùng nước lá bưởi, hay rượu pha nước để lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch.
Sau khi cúng lễ, gia chủ nên cất lại gạo và muối để giữ lộc. Bộ tam sên và bánh trái cúng thần Tài cũng chỉ nên chia cho người nhà để tránh mất lộc.
Vàng bạc đốt phía bên ngoài còn rượu và nước thì đứng ngoài tưới vào nhà với ý nghĩa là cầu mong lộc chảy về cửa.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp