Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Theo người xưa truyền miệng nhau kể lại thì vào một mùa vụ nọ, nông dân trúng mùa, cây trái trĩu quả. Tuy nhiên, không biết từ đâu sâu bọ lại kéo đến dày đặc, ăn hết cây trái trong vườn khiến người dân có nguy cơ mất trắng.
Trong khi người dân vô cùng đau đầu, không biết làm cách nào để giải quyết được hết số sâu bọ này thì bỗng nhiên một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện.
Người đàn ông này đã hướng dẫn người dân lập đàn cúng với lễ vật đơn giản, chỉ gồm bánh tro, trái cây. Sau khi cúng xong rồi, người dân cùng nhau ra trước nhà vận động cơ thể. Chỉ vậy thôi mà sâu bọ bỏ đi hết thật, chẳng còn con nào ở lại khiến mùa màng tiếp tục tươi tốt. Từ đó, trong dân gian vẫn hay gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan ngọ và cúng vào giữa giờ Ngọ.
Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống, ngày Tết Đoan Ngọ thường diễn ra trong ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Gia chủ cần làm một mâm cúng dâng lên lễ gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây có vị chua để diệt trừ sâu bọ.
Quả mận
Trong ngày Tết Đoan ngọ có một loại quả không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên hay thần tài đó chính là mận. Theo phong tục của người miền Bắc thì mận có vị chua dùng để diệt trừ các loại sâu bọ tốt cho răng miệng của con người. Bên cạnh có, mận còn có vị đỏ tượng trưng cho sự may mắn tài lộc giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt thuận buồm xuôi gió.
Quả vải
Tuy vào từng vùng miền thì phong tục cúng có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, đối với người miền Bắc nước ta thì trong ngày tết diệt sâu bọ thường có vải. Vải tượng trưng cho sự ngọt ngào giúp cho mọi thứ trong nhà luôn đầm ấm keo sơn. Quả vải cũng tượng trưng cho sư đủ đầy sum vầy đoàn tụ.
Rượu nếp cẩm
Trong ngày diệt sâu bọ nếu như người miền Bác nhất định phải có rượu nếp cẩm trên bàn thờ tổ tiên, hay bàn thờ Thần Tài với mong muốn vị cay của rượu nếp cảm có thể loại trừ mọi tai ương giúp con người luôn khỏe mạnh.
Thịt vịt
Trong ngày này của người miền Trung không thể nào thiếu món thịt vịt cúng tổ tiên và thần tài. Bởi quan niệm của người xưa thịt vịt giúp đuổi vận xui, mang nhiều điều may mắn tới gia chủ.
Bánh ú
Trong ngày này của người miền Nam không thể nào thiếu món bánh Ú. Tất cả những cống phẩm này đều tượng trưng cho tài lộc cầu mong sự may mắn, tiền tài gia đình lúc nào cũng dư dả “cơm no rượu say” cuộc sống sung túc đủ đầy.
Theo tục lệ của ông bà ta ngày xưa để lại, thì người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Tết Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ giúp mọi thứ đều hanh thông dễ dàng.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo MinMin/Khoevadep