'Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà, đàn bà sợ đội mũ tuổi dê', nghĩa là gì?

Google News

Nhắc đến lời dạy của người xưa, có một câu nói rất nổi tiếng: ‘Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà, đàn bà sợ đội mũ tuổi dê’, vậy ý nghĩa của câu nói này thực sự là gì?

Những lời dạy của người xưa truyền lại được đúc kết qua kinh nghiệm sống lâu đời. Nó không chỉ có ý nghĩa trong cuộc sống mà còn chứa đựng những bài học về làm người.
Người xưa có câu: “Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà, đàn bà sợ đội mũ tuổi dê”. Câu nói này khác với những câu tục ngữ khác. Những câu tục ngữ thông thường có thể bộc lộ nội hàm thông qua nghĩa đen của từ, nhưng câu nói này không hề đơn giản như vậy.
1. Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà
Thời cổ đại, con người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, gia đình dựa vào sức lao động của người đàn ông. Theo quan niệm của người dân nông thôn xưa, đàn ông không được chọn những người “đi ủng” và những người thuộc tuổi gà.
Thứ nhất, trong xã hội nông nghiệp thời bấy giờ, mỗi người đàn ông đều là trụ cột của gia đình, phải làm ruộng để trồng trọt nên đôi chân rất quan trọng. Nếu thận của một người đàn ông không tốt, cơ thể anh ta dễ bị phù, và bắp chân của anh ta to trông giống như anh ta đang đi ủng.
'Dan ong so di ung tuoi ga, dan ba so doi mu tuoi de', nghia la gi?
Ảnh minh họa.
Vào thời cổ đại, ngoại trừ hoàng đế và các quan chức cấp cao, người dân thường phụ thuộc vào việc trồng trọt để kiếm sống, và lực lượng lao động trong gia đình nói chung là nam giới. Vì vậy, một người đàn ông như vậy sẽ khó kết hôn.
Thứ hai, tại sao khi chọn chồng để kết hôn lại không chọn người tuổi “gà”? tuổi gà ở đây không ám chỉ là người đàn ông tuổi gà, mà nói người đàn ông có tính cách như con gái, bởi xã hội xưa thường coi con gà là biểu tượng của phượng hoàng. Phượng hoàng là đại diện cho nữ giới từ thời cổ đại. Rồng hàm ý nói về đàn ông, và phượng hoàng là nói về phụ nữ. Vì vậy, một người đàn ông tính tình như một con gà sẽ thiên về nữ tính hơn.
Đối với người phụ nữ, lấy một người đàn ông như vậy đương nhiên không thể dựa dẫm, vì sợ người đàn ông đó không gánh nổi gánh nặng và cuộc sống của gia đình. Bởi vậy mới có câu: “Đàn ông sợ đi ủng tuổi gà”.
2. Đàn bà sợ đội mũ tuổi dê
Còn câu tiếp theo: “đàn bà sợ đội mũ tuổi dê” nghĩa là người xưa ở nông thôn sợ con gái đội mũ. “Đội mũ” trong đó cũng giống như câu trước, cũng là một biểu tượng.
Người già ở nông thôn xưa thường có những kinh nghiệm sống, mọi bệnh tật lớn đều thường bắt đầu từ trong đầu. Vì vậy “đội mũ” có nghĩa là nếu khuôn mặt của phụ nữ trông quá sưng tấy thì có thể cô ấy đang bị bệnh nặng.
Nếu lấy phải người phụ nữ như vậy, chắc chắn sau này sẽ thành gánh nặng cho cuộc sống gia đình. Thế hệ già ở nông thôn rất chú trọng đến việc sinh nhiều con cháu, họ quan niệm “Nhiều con thì nhiều của” nên nếu phụ nữ ốm nặng, sinh nở sẽ gặp nhiều khó khăn thì đương nhiên khó lấy được chồng.
Vậy tại sao lại sợ một người phụ nữ tuổi dê?
Cũng giống như ý của vế trên, “tuổi dê” ở đây không phải là chỉ người nữ sinh năm “mùi – dê” mà nó chỉ tính cách của phụ nữ.
Trong tiếng Hán, chữ dê phát âm là yáng, mặt trời cũng phát âm là yáng. Mặt trời là biểu tượng cho nam giới là thể thuần dương, vì cách phát âm giống nhau nên con “dê” là đại diện cho nam tính. Và nếu đàn bà nam tính như đàn ông thì dù sau này có lấy chồng thì cuộc hôn nhân cũng không được hạnh phúc, dễ xảy ra cãi vã.
Tất nhiên, không có gì là tuyệt đối. Chúng ta nên học những ý tưởng tốt và loại bỏ những ý tưởng không tốt. Nhưng đây cũng là những kinh nghiệm của người xưa, chúng ta cũng nên tham khảo tìm ra được những lựa chọn tốt cho riêng mình.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
Theo Hoàng Khuông / TH & PL