1. Không nên cầu thuận buồm xuôi gió
Khó khăn, trắc trở là điều ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Giáo lý nhà phật răn dạy con người để họ biết vững vàng đối mặt trước sóng gió, nhận thức vòng nhân quả (làm việc thiện thì cuộc sống mới bình yên). Bởi vậy, càng gặp gập ghềnh khó khăn thì lại càng có nhiều cơ hội để bản thân tôi luyện, trưởng thành hơn.
2. Không cầu tiền tài, danh lợi
Thời xưa, đức phật Thích Ca Mâu Ni từng dẫn dắt các đệ tử đi khất thực độ kiếp, hóa duyên, vứt bỏ hết những tâm đen đeo bám vào tiền tài, danh vọng. Phật không đặt tiền tài, danh lợi trong lòng nên làm sao có thể độ trì cho chúng sinh?
|
Ảnh minh họa. |
Đặc biệt, con người quá tham lam chắc chắn sẽ sinh ra ngông cuồng, vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng vứt bỏ đức hạnh để hãm hại, trù dập kẻ khác. Đến cuối cùng, khi bước vào vòng luân hồi chuyển kiếp sẽ phải trả giá.
3. Cầu không ốm đau, bệnh tật
Người đi lễ chùa nếu cầu bản thân không ốm đau, bệnh tật sẽ phạm vào “tham niệm”. Bệnh tật là do tạo nghiệp mà thành, không phải chỉ cầu là được. Muốn không bị bệnh tật, trước hết hãy loại trừ tâm ác, giữ cho lòng được thanh tịnh, năng làm việc thiện, tích đức. Phật cho rằng, tu tâm dưỡng tính mới là căn nguyên đẩy lùi mọi bệnh tật.
4. Không cầu người khác giúp mình
Cầu người khác giúp mình sẽ khiến bản thân bị lệ thuộc, trở nên yếu kém và không thể tự mình vượt qua những lúc khó khăn, nghịch cảnh. Hơn nữa, khi được người khác giúp đỡ thì lúc nào cũng phải sống trong tâm lý mang ơn, buộc phải đền đáp, khó tự do tự tại và đôi khi không thể làm theo quyết định bản thân.
5. Cầu không vướng tà ma
Nhiều người đi chùa cầu để không bị ma quỷ, âm binh quấy nhiễu. Thế nhưng, với nhà phật hay những ai có tâm hướng thiện, muốn rèn rũa tôi luyện thì ma quỷ chính là “người bạn tốt”, khi đã “hàng phục” được ma quỷ và không bận tâm đến nó thì bạn đã rèn được tâm tính.
6. Cầu được giải hiểu lầm, oan khuất
Không nên cầu giải được hiểu lầm, oan khuất bởi người khác càng mắng chửi, khó chịu thì chính là “đạo hạnh” cho mình. Bị người khác sỉ nhục, hiểu lầm thế nào cũng không để ý, không nghĩ cách trả thù thì công đức mới vẹn toàn.
Cách khấn khi đi chùa
Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (TP.HCM) với Phụ nữ & Gia đình, trước khi cầu khấn, bạn phải phóng sinh và cúng dường để có nhiều công đức. Bà Uyên Mi còn cho biết thêm, khi đi chùa mọi người chỉ cần khấn 4 điều dưới đây thì cả năm sẽ được an lạc, gia đình yên ấm.
Điều thứ nhất, xin cho ông bà, tổ tiên đã mất được hồi hướng.
Điều thứ hai, xin hồi hướng công đức cho cha mẹ ở hiện tại được bình yên, an lạc.
Điều thứ ba, xin hồi hướng công đức cho oan gia, trái chủ.
Điều thứ tư, xin hóa giải hết những nghiệp dữ của bản thân.
* Bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Theo Nga/Khỏe & Đẹp