Năm 1969, các phi hành gia trên tàu Apollo 11 đã mang về Trái đất khoảng 21,5 kg mẫu đất đá từ mặt trăng. Để ngăn chặn việc mang đem về Trái đất những vi sinh vật có thể đe dọa sự sống của chúng ta, toàn bộ các phi hành gia, tàu vũ trụ và cả mẫu vật mà họ mang về đã được cách ly trong một buồng chân không suốt 21 ngày.
Sau đó, những mảnh đất đá Mặt Trăng này được chia ra cho nhiều đơn vị, trong đó có khoảng 2 kg giao cho các nhà khoa học nghiên cứu động vật không xương sống. Những người này sau đó đã lên kế hoạch cho phép một số động vật và thực vật tiếp xúc và ăn đám bụi từ mặt trăng này, để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng lên hệ động thực vật trên Trái đất.
Xác gián và bụi mặt trăng được chiết xuất từ dạ dày của chúng.
Thí nghiệm này đã lựa chọn rất nhiều động vật và thực vật để làm thí nghiệm, bao gồm cả những con gián đại diện cho nhóm côn trùng. Gián là một trong những sinh vật ngoan cường nhất trên trái đất, theo các nhà khoa học, và họ đã nghiền đất đá mặt trăng thành những hạt nhỏ để làm thức ăn cho gián. Trong thử nghiệm, một nhóm gián được cho ăn cùng một lượng bụi mặt trăng và thức ăn thông thường, và một nhóm khác được cho ăn bụi mặt trăng đã được khử trùng. Sau khi khám nghiệm tử thi những con gián, người ta thấy rằng bụi mặt trăng đã không làm tổn thương tế bào dạ dày của chúng và không có tác động bệnh lý nào do tiếp xúc với vật chất đem về từ mặt trăng.
Tuy nhiên, sau thử nghiệm, các nhà khoa học từng mổ xẻ con gián đã không gửi lại vật liệu thí nghiệm cho NASA. Thay vào đó, chúng được lưu giữ lại tại nhà của một chuyên gia nghiên cứu tên là Marion Brooks và giờ đây, sau hơn 50 năm, chúng đã được lấy ra để đem bán đấu giá.
Theo Bảo Nam/Báo Tổ quốc