Trong đó có một số món ăn kiêng dùng trong tháng 7 âm lịch để cả tháng được suôn sẻ, thuận lợi.
Tại sao tháng 7 âm gọi là tháng cô hồn
Xuất phát từ quan niệm dân gian, bắt đầu mùng 2/7 tới hết 30/7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan. Ma quỷ dưới địa ngục được tự do đi lại, trở về nhân gian tìm gặp người thân, bạn bè mong sự giúp đỡ để sớm siêu thoát. Cô hồn có ở khắp mọi nơi, có thể mang lại nhiều điều xui xẻo hay tai ương cho bất cứ ai.
Việc kiêng kỵ được cho là cần thiết để chúng ta né tránh những phiền toái không mong muốn. Tháng 7 thường không được chọn làm ngày tổ chức các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, khai trương, xuất hành đi xa, khởi công xây dựng, làm ăn buôn bán lớn,... Đặc biệt, một số thực phẩm hiếm khi xuất hiện trong bữa ăn của người Việt vào tháng cô hồn.
Món ăn kiêng kỵ tháng cô hồn
Thịt chó
Đối với một số người, thịt chó vẫn là món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, người ta thường chỉ ăn thịt chó vào cuối năm hay cuối tháng để giải xui, còn đầu năm, đầu tháng sẽ kiêng khem.
Nguyên nhân là do dân gian có quan niệm “đen như mõm chó” - ăn thịt chó sẽ kéo theo vận đen cả tháng. Theo đó, trong tháng 7 cô hồn người ta cũng quan niệm kiêng ăn thịt chó để tránh xui xẻo.
Cháo trắng
Kiêng ăn cháo trắng trong tháng cô hồn để tránh xa vận xui.
Theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 mọi nhà đều làm lễ cúng thí thực cô hồn, dã quỷ. Và trong mâm cúng không thể thiếu được cháo trắng loãng. Nếu con người ăn cháo trắng trong tháng 7 sẽ khiến cô hồn nghĩ rằng đang tranh ăn với họ và liên tục quấy phá, mang lại nhiều điều xúi quẩy. Do đó mà cháo trắng là món ăn đầu tiên mà ông cha ta truyền tai nhau cần tránh ăn trong tháng 7 cô hồn.
Thịt vịt
Thịt vịt là món ăn phổ biến và khoái khẩu của nhiều người. Nhất là vào các dịp cuối tháng, nhiều người chọn ăn thịt vịt nhằm mục đích "giải đen". Tuy nhiên, đây lại là món ăn kiêng kỵ trong tháng cô hồn.
Người ta cho rằng nếu ăn thịt vịt vào tháng này sẽ gặp phải tình trạng “tan đàn xẻ nghé”. Vậy nên, thay vì thịt vịt, mọi người thường lựa chọn các món từ thịt gà mang ý nghĩa cát tường, gợi đến những điều an lành, tốt đẹp.
Cá mè
Không khác gì cháo trắng hay thịt vịt, ở một số địa phương còn có quan niệm kiêng ăn cá mè để tránh mang lại rắc rối, đen đủi. Xuất phát bởi từ “mè” trong cá mè hàm ý “mè nheo”, ám chỉ mọi thứ đều khó chịu, nhùng nhằng.
Bên cạnh đó, cá mè thường rất tanh, nhiều xương và khi ăn dễ bị hóc. Do đó mà nhiều người cũng cho rằng ăn cá mè trong tháng cô hồn sẽ dễ gặp chuyện trắc trở, chông gai, chẳng lành.
Đây cũng là món được kiêng ăn trong tháng 7 âm lịch. Bởi dân gian có quan niệm "đen như mõm chó", ăn thịt chó có thể kéo theo vận đen cho cả tháng. Hơn thế nữa, tháng 7 cô hồn trong Phật giáo cũng không nên sát sinh, nên ăn chay và làm nhiều điều thiện để tích công đức và mong cầu sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình.
Một số loại trái cây
Sầu riêng là một món kiêng kỵ trong tháng cô hồn.
Dù nghiện sầu riêng đến đâu, bạn cũng nên tránh ăn vào tháng 7. Bản thân sầu riêng có nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên tên gọi và mùi của loại quả này gây e ngại cho nhiều người nhất là trong ngày mùng 1 tháng cô hồn, họ kiêng ăn vì sợ rằng sẽ u sầu cả tháng và luôn cô đơn một mình. Và họ sợ mùi của sầu riêng sẽ dẫn dụ vong hồn vào nhà.
Cũng như sầu riêng, cam, lê, chuối cũng là loại quả mà nhiều người có thói quen kiêng ăn vào tháng cô hồn - tháng 7 theo lịch âm.
Những loại quả này mang ý nghĩa: “quýt làm cam chịu, lê lết, trượt vỏ chuối”. Cả ba đều ám chỉ đến những tai họa, điều không may mắn và gây ra sự thất bại.
Không chỉ trong tháng cô hồn, ngày rằm mùng 1 đầu tháng người người ta cũng kiêng ăn chuối vì nó mang hình tượng không đẹp, xui xẻo.
(*)Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Theo Hoàng Khuông/Thương hiệu và Pháp luật