Vào những năm 1950, một công ty đang tiến hành xây dựng nhà xưởng tại Lâm Ấp, Sơn Đông, Trung Quốc thì vô tình phát hiện một ngôi mộ cổ. Họ tìm thấy 4 gò đất nhỏ xung quanh ngôi mộ cổ, khi dùng xẻng xúc vào các gò này, các khối đá có chạm khắc hình rồng đã lộ ra.
Bộ phận khảo cổ địa phương sau khi biết tin nhanh chóng đến hiện trường để tìm hiểu sâu hơn về ngôi mộ cổ. Các chuyên gia sau khi tiến hành nghiên cứu đã đưa ra kết luận chủ mộ chính là mộ của tướng quân La Thành thời nhà Đường.
Theo truyền thuyết, La Thành có hơn 70 người vợ nhưng tướng quân lại bị bắn chết trên trận mạc khi mới 31 tuổi. Tin tức về cái chết của La Thành khiến gia đình ông gần như không thể chịu đựng nổi, vì La Thành là nam nhân duy nhất trong gia đình hơn nữa La Thành có hơn 70 bà vợ, nhưng ông vẫn chưa có con trai.
Tạo hình của tướng La Thành trong phim cổ trang Trung Quốc. Nguồn: Baike.baidu.
Tại Trung Quốc, La Thành không chỉ là anh hùng của đất nước, mà còn là trụ cột của gia tộc, nên số lượng đồ tùy táng được chôn theo không hề nhỏ. Vì vậy, một khi La Thành được chôn cất, nhất định sẽ có rất nhiều kẻ trộm mộ dòm ngó.
Để tránh điều không may xảy ra, gia đình ông quyết định mỗi một người vợ của ông đã xây dựng một ngôi mộ cho ông để mộ tặc không thể xác định vị trí ngôi mộ thực sự của ông.
Quan sát bên ngoài và đối chiếu với ghi chép trong sử liệu, các chuyên gia liền kết luận ngay, đây chính là mộ của La Thành. Tuy nhiên, sau khi khai quật lăng, các chuyên gia nhận ra mình đã đưa ra kết luận quá vội vàng.
Ngôi mộ cổ này là một công trình kiến trúc bằng gạch xây ba lớp từ trong ra ngoài được đánh giá là một ngôi mộ lớn vào thời Đông Hán. Kiến trúc xây dựng cho thấy đây là lăng mộ thuộc về giới thượng lưu, nhiều khả năng đây là lăng mộ của một vị vua, không phải như suy đoán ban đầu.
Ảnh minh họa cho kim lũ ngọc y. Nguồn: Baike.baidu.
Quá trình khai quật lăng mộ đội khảo cổ đã phát hiện được những di vật văn hóa cấp quốc gia bao gồm bộ kim lũ ngọc y (y phục bằng ngọc), khoảng 40 đồ bằng gốm và những di vật văn hóa quý giá như tiền cổ, xương rùa.
Theo sử liệu, kim lũ ngọc y là thứ chỉ được sử dụng cho hoàng đế và hoàng thân. Các chuyên gia nghiên cứu một số lượng lớn tư liệu lịch sử, thời Đông Hán, Lâm Ấp thuộc kinh đô của bang Lang Gia và chủ nhân của lăng mộ có lẽ là một thế hệ nào đó của vua Lang Gia.
Tuy nhiên vì không có văn bia nào được khai quật, nên chuyên gia không thể xác định chính xác lăng mộ này của ai. Đến nay, chủ nhân của lăng mộ vẫn còn là một ẩn số cho giới khảo cổ học.