1. Chôn dưới đất
Người xưa quan niệm: mọi thứ sinh ra từ đất nên đều trở về với đất. Bởi thế, những đồ cúng không thể dùng được nữa bạn nên mang ra chôn trong mảnh đất ở vườn nhà. Điều này vừa thể hiện được lòng hiếu kính vừa nhắc nhở bản thân phải nâng niu mọi thứ có liên quan tới gốc rễ, ngọn nguồn. Nhưng trước khi mang đồ thờ cũ đi chôn, bạn cũng cần thắp hương khấn vái bày tỏ và xin phép chư thần, gia tiên, không thể tự ý động chạm vào những vật trang nghiêm này.
2. Phân loại rồi mang đốt
Đồ thờ cúng nếu làm bằng gỗ bạn có thể cắt nhỏ ra rồi cho vào chiếc lò hóa đốt vàng mã, việc này vừa dễ dàng lại không gây ảnh hưởng tới môi trường. Nếu đồ thờ cũ quá nhiều và không thể cắt nhỏ để đốt được thì bạn nên liên hệ với một cơ sở chuyên mai táng để họ hóa tro toàn bộ những đồ cũ này. Những tro này sau khi mang về thì rải ra sông, hồ để mọi thứ được chảy theo dòng nước.
3. Đối với những đồ thờ cũ bằng đồng
|
Ảnh minh họa. |
Với những đồ thờ cũ bằng đồng không thể đốt bỏ mà mang chôn dưới đất cũng vô cùng phung phí. Tốt nhất, bạn nên đi quyên cho chùa làm nguyên liệu đúc chuông, đúc vật phẩm thờ nơi nhà chùa, xem đó như một việc làm công đức, rất có ích.
Bàn thờ cũ không dùng phải làm sao?
♦ Việc thay bàn thờ mới là việc hiển nhiên và nên làm khi mà bàn thờ cũ đã không còn phù hợp với không gian nhà ở hoặc không còn đảm bảo chất lượng vì quá cũ, xuống cấp. Thay bàn thờ mới còn thể hiện được sự kính trọng và là cái tâm của gia chủ khi chăm chút cho góc tâm linh của gia đình, chăm chút cho nơi thờ vọng khang trang trịnh trọn hơn nữa.
♦ Nếu như trước đây có tục truyền rằng khi thay bàn thờ mới thì đem bàn thờ cũ đó mang đi bỏ hoặc vứt xuống sông. Điều này hoàn toàn sai vì ngoài việc gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn là một sự bất kính đối với tổ tiên.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Kim Mai/Khỏe & Đẹp