Dòng chữ khắc trên gậy Như ý của Tôn Ngộ Không viết gì?

Google News

Gậy Như ý hay còn gọi là Như ý kim cô bổng, Định hải thần châm là cây gậy thần thông được Tôn Ngộ Không sử dụng trong cuốn tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân.

Trong Tây du ký, chắc hẳn khán giả ai cũng ấn tượng với những pháp khí cao siêu. Có thể kể đến như Khánh vàng và Túi nhân chủng của Đức Di Lặc, bát vàng Đại thiên am của Phật Thích Ca, Quạt ba tiêu của Thiết Phiến Công Chúa… nhưng để lại ấn tượng nhất vẫn phải kể đến gậy Như ý của Tôn Ngộ Không.
Dong chu khac tren gay Nhu y cua Ton Ngo Khong viet gi?
 
Dong chu khac tren gay Nhu y cua Ton Ngo Khong viet gi?-Hinh-2
 Tôn Ngộ Không hội ngộ gậy Như ý ở Long cung.
Gậy Như ý lần đầu tiên xuất hiện trong chương thứ 3 của Tây du ký. Khi đó Tôn Ngộ Không xuống dưới thủy cung của Đông hải long vương Ngao Quảng để tìm kiếm một thứ vũ khí phù hợp với sức mạnh của Ngộ Không. Sau khi tất cả mọi thứ khí thần thông như kiếm, giáo và kích nặng hàng ngàn cân không thể làm thỏa mãn Hầu vương.
Thấy vậy, Đông hải long vương vốn định chỉ cho Hầu vương thấy thần châm quá nặng, thấy khó mà lui. Nào ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành gậy Như ý cho Ngộ Không tùy ý sử dụng. Với vũ khí mới này, Tôn Ngộ Không tung hoành ngang dọc, thậm chí còn đại náo thiên cung, khiến cho thiên đình trời nghiêng đất ngả.
Nói về gậy Như ý trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Thái Thượng Lão Quân 9 lần nấu luyện. Gậy Như ý có tên đầy đủ là Như ý kim cô bổng (Kim cô bổng), nhũ danh là Linh dương bổng, biệt danh là Định hải thần châm.
Gậy Như ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ: “Như ý kim cô bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân”. Những dòng chữ cho thấy rằng cây gậy này tuân theo lệnh của chủ nhân sở hữu nó, có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.
Dong chu khac tren gay Nhu y cua Ton Ngo Khong viet gi?-Hinh-3
Gọi là gậy Như ý, chính là hàm ý tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người. 
Lúc thiên hạ hồng thủy phiếm lạm, Đại Vũ đã đem Như ý kim cô bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông hải, từ đó có tên gọi là Định hải thần châm (hay Định hải thần châm thiếc).
Còn vì sao gọi là Định hải thần châm, ý chính là tâm người định thì biển lặng trời yên, tâm bất định ắt sẽ là cuồng phong bão tố.
Trong Tây du ký, chiếc gậy Như ý được Tôn Ngộ Không biến hóa thành nhỏ như cây kim và cất giấu ở tai, khi chưa được lệnh của Tôn Ngộ Không, cây gậy không bao giờ tự ý rời khỏi chỗ của mình, cũng không bị rơi ra ngoài. Sở dĩ Ngộ Không có thể chọc trời khuấy nước, náo loạn thiên địa cũng một phần là nhờ có gậy Như ý.
Theo Quốc Tiệp/ Người Đưa Tin