Dương Quý Phi và mối tình đầy bi kịch với cha chồng

Google News

Đường Minh Hoàng bị sắc đẹp của Dương Quý Phi làm cho mê mẩn nên bỏ bê triều chính, ngày đêm chỉ lo chuyện sủng ái Quý Phi. Đường Minh Hoàng vốn rất thích âm nhạc, Dương Quý Phi lại rất giỏi ca vũ nên ngày càng được Hoàng đế sủng ái.

Mối tình đầy bi kịch với cha chồng
Lịch sử Trung Hoa tới nay vẫn ghi nhận về tứ đại mỹ nhân như những tường thành nhan sắc, trong đó có Dương Quý Phi. Nếu Tây Thi được miêu tả có vẻ đẹp Trầm Ngư (cá lặn), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (Lạc Nhạn), Điêu Thuyền đẹp tới nỗi trăng cũng phải núp vào mây (Bế Nguyệt), thì Dương Quý Phi đẹp tới mức mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa).
Theo sử sách ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, xuất thân trong gia đình có cha vốn là quan đất Thục Chân. Sinh ra trong cảnh sung túc nên từ nhỏ Ngọc Hoàn đã được học đàn hát, ca múa.
Năm nàng 10 tuổi, cha mẹ đột ngột qua đời khiến Ngọc Hoàn phải tới nương nhờ bác ruột là Dương Huyền Diễn tại Lạc Dương (xưa là Đông Đô của nhà Đường, nay thuộc tỉnh Hà Nam).
Người ta nói vẻ đẹp đầy đặn tròn trịa rất phù hợp với quan điểm thẩm mỹ thời nhà Đường của nàng đã chim sa cá lặn. (Ảnh minh họa) 
4 năm sau, Võ Huệ Phi - sủng phi của Đường Minh Hoàng tiến hành chọn chính phi cho hoàng tử thứ 18 là Thọ Vương Lý Mão. Thọ vương từng thấy Dương Ngọc Hoàn và bị sắc đẹp của nàng làm cho mê mẩn nên đã ngỏ ý với mẫu phi. Đáp ứng nguyện vọng của con, Võ Huệ Phi chấp thuận cho Dương Ngọc Hoàn nhập phủ và trở thành Thọ Vương Phi.
Tương truyền, có lần Ngọc Hoàn ra hồ ngắm cá thì đám cá liền lặn hết xuống đáy hồ. Người ta nói vẻ đẹp đầy đặn tròn trịa rất phù hợp với quan điểm thẩm mỹ thời nhà Đường của nàng đã chim sa cá lặn, ai nấy gặp một lần là không thể quên.
Một thời gian sau Võ Huệ Phi qua đời, Hoàng đế khi đó đã vô cùng buồn bã, đau đớn vì mất đi sủng phi song ông nhanh chóng bị mê hoặc bởi nhan sắc tuyệt diễm của nàng con dâu Dương Ngọc Hoàn.
Vị Hoàng đế trên 50 tuổi liền lấy cớ để con dâu xuất gia làm đạo sĩ để chịu tang cho mẹ chồng. Theo ông việc xuất gia được xem như thay đổi đời người, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa.
Sau một thời gian chịu tang, Đường Minh Hoàng đã rước Dương Ngọc Hoàn vào cung và chính thức sắc phong nàng làm Quý Phi. Dương Ngọc Hoàn từ con dâu nay trở thành vợ của cha chồng.
Lịch sử Trung Quốc cũng từng ghi nhận chuyện tình loạn luân như vậy giữa người đàn bà quyền lực Võ Tắc Thiên và hai cha con Đường Thái Tông, Đường Cao Tông.
Cái chết đầy bí ẩn của “mối họa hồng nhan”
Đường Minh Hoàng bị sắc đẹp của Dương Quý Phi làm cho mê mẩn nên bỏ bê triều chính, ngày đêm chỉ lo chuyện sủng ái Quý Phi. Đường Minh Hoàng vốn rất thích âm nhạc, Dương Quý Phi lại rất giỏi ca vũ nên ngày càng được Hoàng đế sủng ái.
Nhiều sử sách đã ghi chép lại cho thấy Dương Quý Phi đã được Đường Minh Hoàng vô cùng sủng ái. Nhà vua đã cho xây riêng cung Hoa Thanh Trì có đường dẫn suối nước nóng vào chỉ để dành riêng cho Quý Phi tắm.
Tương truyền, mỗi lần Quý Phi tắm xong không vội mặc quần áo mà đều đứng ra bên ngoài hóng gió. Khi đó, đám người hầu đều phải lui ra ngoài, chỉ có một mình vua đứng lại nhìn ngắm vẻ đẹp như thần tiên của bà.
Thậm chí, biết ái phi thích ăn quả vải của miền Nam nên vua đã cử người cưỡi ngựa chạy suốt ngày đêm để có thể vận chuyển vải từ Lĩnh Nam đến kinh đô trong thời gian ngắn nhất.
Mải mê sủng ái Quý Phi nên mọi việc lớn nhỏ trong triều Đường Minh Hoàng đều giao cho anh họ Quý Phi là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu. Cảnh lộng quyền loạn lạc khiến An Lộc Sơn đã dấy binh tạo phản vào năm 755 để cướp ngôi báu và người đẹp.
Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi chạy sang Tứ Xuyên lánh nạn. Trước sự việc loạn lạc xảy ra, quân binh đều cho rằng, mối họa này tất cả là từ hồng nhan Dương Quý Phi. Chính vẻ đẹp của bà đã khiến vua bị mê hoặc, khiến ông bỏ bê việc triều chính. An Lộc Sơn cũng vì sắc đẹp của bà mà dấy binh tạo phản.
Không thể chịu nổi sức ép đó, Đường Minh Hoàng đã cho xử tử Dương Quý Phi khi bà mới 38 tuổi. Xác của Quý phi sau đó chỉ chôn vội ven đường, binh lính cùng đoàn hành quân tiếp.
Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu ghi chép khác về cái kết của bà. Theo đó, Dương Quý Phi không chết mà có người chết thay nên đã được cứu và trốn thoát. Song việc này được cho là khó xảy ra do Hoàng đế đã sai hoạn quan Cao Lực Sĩ xiết chết Dương Quý Phi, thi thể nàng đem về cho quân lính kiểm tra.
Sau khi Dương Quý Phi chết 2 năm, Thái Thượng Hoàng Đường Minh Hoàng đã cho người xây lại mộ cho Dương Quý Phi tại tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 60km ( xưa là kinh đô nhà Đường). Song đây chỉ là ngôi mộ gió mang tính chất tưởng niệm vì xác của Dương Quý Phi do bị chôn vội trên đường nên không thể tìm thấy.
Theo Diệu Ly/Khám Phá