Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, một trong những phần đặc sắc nhất thuộc về "đấu trí, đấu dũng" giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, hoàn toàn xứng đáng là đấu mưu trí kinh điển.
Gia Cát Lượng vốn được mệnh danh thần cơ diệu toán - tức là có mưu kế thần tình, mưu hay chước giỏi. Gia Cát Lượng được coi là hóa thân của trí tuệ, thể hiện qua các tình tiết như hỏa thiêu Tân Dã, đấu khẩu với đám quan lại "hủ nho", ba lần nhìn thấu mưu kế của Chu Du, 7 lần bắt được nhưng lại thả Mạch Hoạch, mắng Vương Lãng.
Nhưng, vì sao cuối cùng Tư Mã Ý mới là người giành chiến thắng lớn nhất của Tam Quốc (ba nước), hoàn thành tham vọng lớn của mình? Điểm này có thể thấy được từ phẩm chất “nhẫn nhịn” đến mức khó tin của nhân vật này.
Sự khác biệt lớn nhất của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý chính là khả năng tạo ra vẻ “đáng thương” của Tư Mã Ý thực sự đã đạt đến mức xuất sắc. Khi còn sống, Tào Tháo đã nhìn ra “chí lớn” của Tư Mã Ý nhưng dù sao là người sáng nghiệp, ông vẫn có khả năng áp chế. Hơn nữa, khi làm việc dưới trướng của Tào Tháo, Tư Mã Ý cũng rất biết giữ kín "nanh vuốt" của mình.
Tư Mã Ý đã đánh giá về Gia Cát Lượng như thế này: Gia Cát Lượng chí lớn nhưng không gặp thời cơ, đa mưu nhưng thiếu quyết đoán. Điều này hoàn toàn không phải thổi phồng, nhìn vào vài lần ông phòng thủ các cuộc tấn công của Gia Cát Lượng, rất có thể Tư Mã ý hoàn toàn không phải là đối thủ thực sự của Gia Cát Lượng. Tư Mã Ý chỉ dựa vào cuộc chiến giữa Thục - Ngụy để củng cố binh quyền của mình.
Từ cục diện của Tư Mã Ý sau khi Gia Cát Lượng chết có thể thấy, dẫn quân đánh nước Thục hoàn toàn không phải là mục đích thực sự của Tư Mã Ý.
|
Gia Cát Lượng trong phim Trung Quốc. Ảnh: QQ. |
Sau khi Gia Cát Lượng chết, Tư Mã Ý đã làm những gì? Năm 237 sau Công nguyên, Công Tôn Uyên mưu phản. Tư Mã Ý đích thân dẫn quân chinh phạt, trải qua thời gian gần 1 năm mới đánh bại được Công Tôn Uyên. Nhưng, không cho ông nghỉ ngơi, Ngụy Minh Đế đã đưa ông lên làm đại thần ủy thác. Trong cuộc chiến với Tào Sảng, Tư Mã Ý thực sự đã đẩy "vẻ đáng thương" của mình lên đỉnh.
Trong thời gian Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã sử dụng áo gấm đàn bà để làm nhục Tư Mã Ý nhưng Tư Mã Ý lại nhẫn nhịn hơn người, quyết không ra đánh. Trong thời gian cầm quyền của Tào Sảng, Tư Mã Ý đã giả bệnh không ra ngoài. 10 năm tu luyện, thông qua sự biến Cao Bình Lăng, một tay tiêu diệt Tào Sảng, đã đoạt lấy đại quyền của Tào Ngụy, từ đó giành lấy hết thiên hạ về tay họ Tư Mã.
Theo Đông Phong /Đời Sống & Pháp Luật