Không phải chỉ người hiện đại mới ám ảnh zombie trong các bộ phim giả tưởng, trên thực tế, nỗi sợ hãi về xác chết biết đi có nguồn gốc sâu xa từ thời đồ đá.
Năm 2012, 1 cuộc khai quật của một nhóm nhà khoa học Anh tại tỉnh Bắc Qarassa (miền Nam Syria) đã đem lại một khám phá lịch sử bất ngờ và không kém phần rùng rợn. 11 bộ xương đã được tìm thấy, chúng được xếp theo hình vòng tròn. Các phân tích cho thấy, đây là xương của những nam giới sống vào khoảng giữa thế kỷ IX trước Công nguyên, cách nay khoảng 2.900 năm.
|
Hủ tục man rợ trong chiến tranh thời đồ đá. |
Điều đáng sợ, các chuyên gia cho rằng những bộ xương trên đã bị khai quật và cắt phần sọ sau vài năm từ lúc chôn. Sau khi đập nát phần mặt, người xưa lại đào đất chôn phần xương sọ và thân riêng biệt, nhiều xương sọ niên đại khoảng 10.000 năm tuổi đã bị tách khỏi phần thân nhiều năm sau khi an táng.
Đặc biệt hơn nữa, các nhà nghiên cứu sử học cũng tìm thấy một số truyền thuyết ở cùng thời điểm đó cho rằng, khi ai đó giết được một chiến binh đối phương, người đó sẽ được thừa hưởng sức mạnh của chiến binh đó. Nhưng một người chỉ được coi là chết khi thể xác bị phân hủy và linh hồn cũng bị tiêu vong. Sọ người là nơi chứa đựng linh hồn, còn xương mặt nơi chứa hốc mắt sẽ giúp linh hồn đó tìm kẻ giết mình để trả thù. Do đó, sau một vài năm, người ta đào di cốt kẻ thù lên, đập vỡ hai bộ phận trên rồi an táng trở lại.
Căn cứ vào cấu trúc, các nhà khoa học xác định rằng, những bộ xương này đã được cải táng, những bộ sọ được đập nát một cách chủ động. Các nhà khảo cổ lý giải rằng có thể người thời đồ đá tin tưởng hành động báng bổ người chết như vậy giúp họ hấp thu toàn bộ sức mạnh của người đó, hoặc đơn giản là việc ước đi khuôn mặt có thể là hành động muốn đoạn tuyệt người chết với người còn sống. Những người cổ đại sợ những xác chết đội mồ sống dậy hay sao? Suy nghĩ nguyên thủy về zombie ư?
Theo Nguyên Anh/ Người lao động